Các tỉnh, thành phố phải chủ động ứng phó mưa lớn, ngập úng cục bộ, lũ quét, sạt lở đất

Bình Minh| 07/09/2021 08:37
Theo dõi ICTVietnam trên

"Các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó mưa lớn, ngập úng cục bộ, lũ quét, sạt lở đất, dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh"

Các tỉnh, thành phố phải chủ động ứng phó mưa lớn, ngập úng cục bộ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 1.

Tình trạng ngập tại thành phố Hà Giang trong một đợt mưa lớn. Ảnh: ĐT

Đó là yêu cầu của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (TWPCTT) sau khi xảy ra mưa to đến rất to, sét gây thiệt hại tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Cùng với đó, các tỉnh cần duy trì lực lượng trực ban, thường xuyên tổng hợp, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ƯPSCTT và TKCN).

Trước đó, ngày 4/9, tại Hà Giang và Bắc Kạn xảy ra mưa to đến rất to, sét gây một số thiệt hại như: 21,5ha lúa bị ngập; 0,1ha hoa màu bị hư hại (Bắc Kạn); 6 gia súc bị chết (Hà Giang); 1 cầu dân sinh bị trôi (Bắc Kạn); 1 cống bị hư hỏng (Hà Giang); Quốc lộ 254 sạt lở tại Bản Diếu, Đèo Khau Thăm xã Ngọc Phái (Bắc Kạn); một số vị trí đường giao thông liên xã bị ách tắc; 30m kè bị hư hỏng (Bắc Kạn). Cầu, tràn dân sinh bị ngập, hiện nay cơ bản nước đã rút và đã được thông tuyến...

Ngay sau khi thiên tai xảy ra Ban Chỉ đạo TWPCTT các tỉnh đã chỉ đạo, huy động lực lượng tại chỗ cảnh báo nguy hiểm khu vực cầu bị hư hỏng và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Tiếp đó, theo báo cáo phòng chống thiên tai ngày 5/9, một trận động đất có độ lớn 2,6 độ richter  xảy ra vào lúc 08h13’54’’ tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, độ sâu chấn tiêu khoảng 20km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Đối với các lưu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (10/10 lưu vực đang trong thời gian mùa lũ).

Hiện nay, dung tích các hồ đạt khoảng 13-70% dung tích thiết kế. Một số hồ thủy điện có dung tích lớn hơn như: Khe Bố: 97,99% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,23m); Chi Kê: 100%; A Lưới: 99,45% (thấp hơn MNCN trước lũ 3,01m); An Khê: 90,72% thấp hơn MNCN trước lũ 0,46m); Sê San 4: 96,63% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,07m); Srêpôk 4: 98,54% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,12m); Srok Phu Miêng: 97,84% (thấp hơn MNCN trước lũ 0,15m). Các hồ vận hành phát điện theo kế hoạch.

Trên cả nước có 6.750 hồ. Mực nước các hồ ở mức thấp, dung tích trung bình đạt từ 15-96% DTTK, cụ thể:

Bắc Bộ có tổng số 2.543 hồ, dung tích trung bình đạt 59-93% DTTK. Ngoài ra, một số hồ chứa đạt dung tích cao như: Chiềng Khoi: 100%, Suối Chiếu: 101%, (Sơn La); Ngòi Vần: 103%, Lửa Việt: 104% (Phú Thọ); Thác La: 101%, Yên Quang 1: 100%, Yên Thắng 1: 101%, Yên Đồng 1: 100% (Ninh Bình).

Bắc Trung Bộ có tổng số 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt 22-64% DTTK.

Nam Trung Bộ có tổng số 517 hồ, dung tích trung bình đạt từ 13-75% DTTK.

Tây Nguyên có tổng số 1.246 hồ, dung tích trung bình đạt từ 67-84% DTTK. Ngoài ra, một số hồ đạt dung tích cao như: Đắk Lông Thượng 100%, Phúc Thọ 102%, Đăk Lé 100%, Đạ Tẻh 121% (Lâm Đồng); Đăk Rtang 104%, Đăk Nang 100% (Đắk  Nông).

Nam Bộ có tổng số 121 hồ, dung tích trung bình đạt từ 62-72% DTTK.

Hiện không có sự cố mất an toàn tại các hồ chứa. Bên cạnh đó trong ngày 5/9 cũng không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT  thường xuyên nắm bắt thông tin, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để chủ động ứng phó.

Theo Ban Chỉ đạo TWPCTT, 6/9 và những ngày tới, Bắc Bộ dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 30-70mm/24h, có nơi trên 90mm/24h. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cục bộ tại khu vực miền núi và ngập úng cục bộ tại những vùng, đô thị trũng thấp. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1... Do đó các tỉnh, thành phố cần khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Các tỉnh, thành phố phải chủ động ứng phó mưa lớn, ngập úng cục bộ, lũ quét, sạt lở đất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO