Cần có những giải pháp cụ thể để chuyển đổi số ngành Xuất bản

Thúy Hạnh| 25/11/2020 17:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng 25/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Luật Xuất bản năm 2012.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Tâm, Cục Trưởng Cục Xuất bản In và Phát hành Nguyễn Nguyên cùng đại diện các Nhà xuất bản (NXB), Sở TTT&TT và các đơn vị in, phát hành trên cả nước.

Quan tâm nhiều hơn đến Xuất bản điện tử

Phát biểu tại buổi sơ kết 7 năm thực hiện Luật Xuất bản, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng, cần đánh giá khách quan toàn diện công tác tổ chức thực hiện Luật Xuất bản sau 7 năm, trong đó, tập trung vào một số vấn đề lớn trọng điểm, nhất là những nút thắt đang được ngành Xuất bản và xã hội quan tâm, cần được tháo gỡ.

Những nút thắt, theo Thứ trưởng, gồm: Việc triển khai các chính sách đặc thù đối với ngành Xuất bản; nâng cao chất lượng xuất bản phẩm của công tác quản lý liên kết xuất bản; việc mở rộng phát triển thị trường in, phát hành; đấu tranh phòng, chống in, phát hành sách lậu vi phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản; vấn đề quản lý và phát triển xuất bản điện tử.

Sơ kết 7 năm luật xuất bản 2012 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo: cần tháo gỡ những rào cản để hoạt động liên quan tới xuất bản ngày càng tiến bộ, phát triển

Cùng với đó, Thứ trưởng yêu cầu cần rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm cả Luật Xuất bản, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh sản xuất và xuất bản, từ đó, phân tích làm rõ những bất cập, những hạn chế sự thiếu đồng bộ các quy định trong các văn bản pháp luật.

"Chúng tôi rất mong muốn các đồng chí góp ý kể cả về nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật. Cái gì là bất cập, chưa theo kịp, cái gì là không khả thi. Việc tổ chức thực thi pháp luật từ trên xuống dưới khó khăn, vướng mắc vì sao? Việc này do ý thức hay do chính sách đưa ra không sát với thực tiễn", Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh và cho rằng cần tháo gỡ những rào cản để hoạt động liên quan tới xuất bản ngày càng tiến bộ, phát triển.

Luật Xuất bản có hiệu lực thực thi từ 1/7/2013, trong đó có đầy đủ các chính sách quy định về xuất bản điện tử, tuy nhiên, đến nay việc triển khai xuất bản điện tử còn trì trệ và chậm trễ.

"Cơ chế, chính sách pháp luật hầu như đã có hết nhưng chưa thực thi được trong thực tế. Xuất bản điện tử đã đặt ra nhưng rất trì trệ, chậm trễ, nhất là trong điều kiện mọi ngành, mọi lĩnh vực đang đẩy nhanh chuyển đổi số như hiện nay thì buộc phải tìm ra giải pháp cụ thể để triển khai", Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh.

Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra

Theo Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT), qua 7 năm thực hiện Luật Xuất bản, các nhà xuất bản đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương, góp phần khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động xuất bản trong đời sống, xã hội.

Sơ kết 7 năm luật xuất bản 2012 - Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội nghị

Nhịp độ tăng trưởng được duy trì với mức tăng bình quan 6 - 8%/năm, đưa tỉ lệ xuất bản phẩm bình quân (chưa tính xuất bản phẩm nhập khẩu) đạt 4,6 bản/người năm 2019, tăng 1,35 lần so với năm 2012. Năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, số lượng đầu sách và bản sách giảm khoảng 10%. Chất lượng xuất bản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực…

Tuy nhiên, năng lực của các NXB còn nhiều hạn chế. Hiệu quả toàn ngành rất thấp, đạt 2.700 tỉ đồng. Tính đến hết năm 2019, chỉ có 20 NXB đạt doanh thu trên 10 tỉ đồng/năm (chiếm 33% tổng số các NXB).

Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, phạm vi và trình độ ứng dụng công nghệ còn yếu, nhiều hạn chế. Đến hết tháng 10/2020, mới có 9 NXB tham gia đăng ký xuất bản điện tử (chiếm 15% tổng số các NXB).

Bên cạnh đó, khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận đơn thuần không đẩy lui mà tiếp tục có những biểu hiện mới, phức tạp. Tình trạng buông lỏng quản lý liên kết, để cho các đối tác liên kết thao túng diễn ra ở một số NXB.

Ông Nguyễn Nguyên cũng cho biết thêm: "Xu hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, không chú ý đúng mức chất lượng văn hóa của sản phẩm,  đặc thù của hoạt động xuất bản gia tăng, tạo ra nhiều hệ lụy, trước hết là hiện tượng xuất bản sách sai phạm, kém chất lượng, ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa đọc".

Tuy nhiên, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản được nâng lên một bước góp phần đấu tranh, ngăn chặn tình trạng in lậu, phát hành sách lậu.

Tại hội nghị, nhiều chuyên gia kiến nghị về việc cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, để có thể ngăn chặn tình trạng in lậu, phát hành sách lậu trong thời gian tới.

Những kiến nghị phù hợp với tình hình mới

Hội nghị cũng ghi nhận những đóng góp ý kiến của các sở ban ngành về các quy định của Luật Xuất bản.

Về tài liệu không kinh doanh, Sở TT&TT tỉnh Nam Định đề nghị Bộ TT&TT hướng dẫn cụ thể theo hướng phân cấp thẩm quyền thẩm định nội dung tài liệu của hai lực lượng này cho các cơ quan cấp trên trực tiếp.

Đại diện Sở TT&TT tỉnh Quảng Nam đề nghị quy định cụ thể việc xác định "xuất bản điện tử" và xuất bản phẩm điện tử" để cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh. Quy định pháp luật hiện nay chưa rð ràng. 

Sở TT&TT Hải Phòng đề nghị bổ sung việc cấp phép đối với xuất bản không kinh doanh trên môi trường điện tử. Vì theo quy định hiện nay chưa rõ ràng trong việc xác định xuất bản điện tử và xuất bản phẩm điện tử gây khó khăn cho việc cấp phép. Ví dụ như các tổ chức, cá nhân muốn đưa xuất bản phẩm lên trang thông tin điện tử, mạng xã hội thì cần cấp phép như thế nào.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức ra mắt mini app BR-VT Smart trên Zalo
    Từ dịch vụ công (DVC) trực tuyến, giải đáp thắc mắc cho đến các tiện ích như hiến kế phát triển tỉnh, lịch tiếp công dân, thông tin quy hoạch, thông tin đất đai... đều được tích hợp trong mini app “BR-VT Smart” trên Zalo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Số vốn đầu tư cho startup Việt năm 2023 giảm 17%
    Theo báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, năm 2023, các startup Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động trên toàn cầu.
  • ‏OPPO A60 chính thức trình làng, giá từ 5,49 triệu đồng‏
    Ngày 26/4, OPPO A60 chính thức trình làng, mang đến một lựa chọn đáng cân nhắc cho người dùng trẻ trong phân khúc giá dễ tiếp cận, từ 5,49 triệu đồng cho phiên bản 128GB ROM.‏
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
Đừng bỏ lỡ
Cần có những giải pháp cụ thể để chuyển đổi số ngành Xuất bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO