Thực hiện triển khai Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP, 05 năm qua, Sở TT&TT Cà Mau đã đạt được một số kết quả ở hầu hết các nội dung phải công khai thông tin cũng như chủ động cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long mới ký ban hành văn bản số 2393/BTTTT-Ttra gửi Chủ tịch UBND và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND về việc duy trì, thành lập Thanh tra Sở TT&TT.
Bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) lĩnh vực thông tin cơ sở (TTCS) đặt ra vấn đề phải bổ sung, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để khẳng định và phát huy vai trò, thế mạnh của toàn hệ thống.
Tại Triển lãm ngành In TP. Hồ Chí Minh năm 2022, lần đầu tiên các giải pháp chuyển đổi số (CĐS) trong đào tạo, sản xuất, thương mại trong lĩnh vực in ấn sẽ được giới thiệu. Đồng thời, cũng là lần đầu tiên Triển lãm ngành In Thành phố năm 2022 được thực hiện trên nền tảng trực tuyến.
Ngày 31/8/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ lãnh đạo cho các đơn vị: Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ), Tạp chí TT&TT, Cục Thông tin cơ sở (TTCS) và Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý (ĐTBDCBQL)TT&TT.
Ngày An toàn Internet (Safer Internet Day - SID) năm 2022 với chủ đề "Vì một môi trường Internet tốt hơn" được tổ chức vào ngày 8/2, kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng tham gia để biến Internet trở thành một nơi an toàn hơn và tốt hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên.
Chuyển đổi công nghệ từ phương thức truyền thanh truyền thống sang phương thức truyền thanh mới ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) là một xu hướng tất yếu trong xu thế chuyển đổi số, hiện đại hóa để đưa thông tin thiết yếu tiếp cận đến người dân được nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất.
Sáng 16/12, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Thông tin-Phát thanh truyền hình Ấn Độ ký Ý định thư về hợp tác quản lý truyền thông số, thông tin điện tử giữa hai nước.
Long An là địa phương luôn đi đầu trong việc cải cách thủ tục hành chính ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, với sự chủ động, tích cực của các đơn vị, sở, ban, ngành và địa phương, đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.
“Cần nỗ lực hơn nữa để trẻ em gái và phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới có thể tự tin tham gia thế giới 4.0 và nắm giữ các vị trí lãnh đạo”, đây là thông điệp của bà Sharon Kane, Giám đốc quốc gia tổ chức Plan International Việt Nam chia sẻ tại sự kiện “Trao quyền cho trẻ em gái” năm nay.
Từ việc triển khai Đề án "Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển KTXH và đảm bảo an ninh trật tự giai đoạn 2019-2025", một số mô hình hay, có hiệu quả cao trong ứng dụng CNTT để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến đường lối chính sách, pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất hiện ở Phú Thọ.
Đề án 08/ĐA-TU của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển CNTT và truyền thông, nhằm mục tiêu đưa Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT - truyền thông ICT Index của tỉnh vào top 10 của cả nước.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp chính là một trong các giải pháp biến nguy thành cơ, để tăng tốc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong toàn xã hội, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Sóc Trăng.
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, công nghệ số đã và đang thể hiện sức mạnh trong truy vết, cảnh báo, hỗ trợ đắc lực cho công tác chống dịch. Kịp thời nắm bắt công nghệ tiên tiến, nhiều tỉnh vùng cao đã áp dụng công nghệ thông tin như một giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi dịch bệnh.