Chuyển đổi số

Cần thêm các kiến thức đào tạo CĐS vào các học phần lý thuyết và đồ án trong ngành xây dựng

Nhật Minh 14:22 31/01/2023

Giờ đây, chuyển đổi số (CĐS) đang là mục tiêu hàng đầu ưu tiên thực hiện và cần thiết đối với tất cả các tổ chức bất kế to, nhỏ và mọi ngành nghề, lĩnh vực…

Trong số đó, ngành xây dựng không nằm ngoài ngoại lệ và để mong muốn đạt hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ khi thực hiện nhiệm vụ CĐS, một yếu tố quan trọng cần phải tích cực, ngày một quan tâm hơn đó chính là phải thường xuyên nâng cao đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, trình độ về CĐS. Để hiểu rõ hơn cho vấn đề nêu trên, PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên, Đại học Kiến trúc Hà Nội đã có những chia sẻ, gợi mở quan điểm, giải pháp.

CĐS giúp công tác quy hoạch xây dựng hợp lý, hiệu quả

Theo đó, trước khi nêu ra các quan điểm, giải pháp, PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên nêu thực trạng tồn tại hiện nay đối với ngành xây dựng nói chung và đối với việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kiến thức về CĐS của ngành thực tế vẫn chưa được đồng đều.

Thực tế này cũng dễ hiểu bởi lẽ, khối lượng kiến thức chuyên ngành của ngành này quá lớn, trong khi đó thời gian đào tạo còn hạn chế nên trình độ sinh viên khi ra trường vẫn chưa đáp ứng ngay được công tác quy hoạch tại các đơn vị tư vấn, quản lý”, PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên nêu quan điểm.

z4044204486503_c507c86a8359ff78d4611ab0741333eb.jpg
CĐS giúp công tác quy hoạch xây dựng thông minh, hiện đại.

Cùng với đó, công tác nghiên cứu ứng dụng CĐS cũng như việc lồng
ghép kiến thức CĐS vào giảng dạy hiện còn nhiều bất cập. Đó là nhận thức đối với CĐS chưa đầy đủ, ngay cả trong đội ngũ giảng dạy - từ đó tác động trực tiếp đến đối tượng người học sẽ không thu được kết quả cao, mong đợi.

Hơn nữa, việc đánh giá mức quan trọng, những tác động của CĐS đối với chuyên ngành quy hoạch còn thiếu; thiếu đội ngũ những chuyên gia về CĐS trong lĩnh vực đào tạo quy hoạch; khả năng tiếp cận với hạ tầng số của giảng viên và sinh viên bị hạn chế; chưa cụ thể hoá các mục tiêu, kế hoạch và các nội dung cần ưu tiên CĐS trong đào tạo nguồn nhân lực - nhất là trong công tác quy hoạch…

Cần thêm các chương trình, kiến thức đào tạo về CĐS

Trước những hạn chế, tồn tại nêu trên, PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên cho rằng trong công tác đào tạo của ngành cần có thêm nhiều giải pháp, nhất là cải tiến chương trình đào tạo để bổ sung các nội dung cần thiết về CĐS - nhất là công các quy hoạch.

Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quy hoạch của ngành xây dựng cần sớm trả lời được câu hỏi: Lĩnh vực hoặc công tác quy hoạch nào cần áp ụng CĐS? CĐS được áp dụng như thế nào trong công tác quy hoạch? đâu là những giá trị được tạo ra, ưu điểm nào cần phát huy?...

Để trả lời các câu hỏi này và nêu đề xuất giải pháp để tăng hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quy hoạch các trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng CĐS, tăng cường tương tác với sinh viên, các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực quy hoạch.

image001.jpg
CSDL ngành xây dựng phải được hoàn thiện, bổ sung ngay trong quá trình đào tạo.

Đồng thời, cần sử dụng các kênh thông tin truyền thông (Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, …) để nâng cao hiệu quả cho việc tuyên truyền đến cán bộ, giảng viên, quảng bá và thông tin kịp thời về quá trình, khả năng CĐS của Khoa Quy hoạch với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch.

“Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về CĐS, nâng cao hiểu biết về CĐS, Chính phủ số cho cán bộ, giảng viên, sinh viên”, PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên nêu đề xuất.

Cũng theo PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên, các trường cần xây dựng kế hoạch thực hiện CĐS phù hợp với đặc thù của Khoa Quy hoạch; hoàn thiện các quy định, quy trình xử lý văn bản hành chính, xử lý công việc đào tạo, quản lý giáo viên, sinh viên, xử lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ, vận hành khoa đối với đội ngũ thư ký, trợ lý và cố vấn học tâp.

Đặc biệt, trong môi trường đào tạo luôn phải tăng cường lồng ghép nội dung, chương trình đào tạo CĐS vào các học phần lý thuyết và đồ án; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong giảng dạy và học tập, hưởng ứng các hoạt động triển khai quản trị số; dần hình thành, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) xây dựng từng chuyên ngành...

“Cần sớm bổ sung, hoàn thiện CSDL thông qua các ngân hàng đề tài đồ án môn học, đề tài các đồ án tốt nghiệp, đồ án quy hoạch tham khảo, ngân hàng đề thi, thi trắc nghiệm hoặc có thể xây dựng cơ sở dữ liệu danh sách sinh viên, cựu sinh viên…”, PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên nhấn mạnh

Như vậy, có thể nói với những phân tích, đề xuất của PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên, việc phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc, thực hiện nhiệm vụ CĐS giờ đây trở thành trách nhiệm, điều kiện cần trong nguồn lực lao động và nó cần phải được trang bị đầy đủ ngay trên ghế trường, nhất là đối với các cấp giáo dục đại học.

“Khi làm tốt việc đào tạo kiến thức CĐS, chắc chắn sẽ tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng chất lượng, số lượng hùng mạnh để thúc đẩy, xây dựng, phát triển công cuộc quy hoạch xây dựng đất nước vững mạnh, bền vững trong tương lai”, PGS. TS. KTS. Lương Tú Quyên nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • CĐS giúp ngành xây dựng đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác
    Chuyển đổi số (CĐS) ngành xây dựng chính là áp dụng công nghệ số và các công cụ công nghệ số để số hóa các dữ liệu dự án, quy trình quản lý dự án. Đồng thời, giúp đảm bảo thông suốt, truy cập dữ liệu dự án theo thời gian thực giữa công trường và các bộ phận ở văn phòng, giữa công trường và kho, bộ phận cung ứng…
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cần thêm các kiến thức đào tạo CĐS vào các học phần lý thuyết và đồ án trong ngành xây dựng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO