Cần xây dựng mạng lưới chuyên gia năng suất chất lượng

Thủy Hường| 11/08/2022 09:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được khoảng 1.000 chuyên gia năng suất, trong đó có khoảng 200 chuyên gia năng suất được chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tăng cường hỗ trợ VNPI, ViProCB và các tổ chức, đơn vị đào tạo hoạt động trong lĩnh vực năng suất chất lượng để triển khai các chương trình, dự án đào tạo chuyên gia năng suất Việt Nam được chứng nhận theo chuẩn mực của quốc tế.

Đến 2030, Việt Nam có 1.000 chuyên gia năng suất

TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ, Việt Nam và Malaysia là hai thành viên đầu tiên phát triển Văn phòng chứng nhận chuyên gia năng suất và được Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) công nhận là Tổ chức chứng nhận chuyên gia năng suất đáp ứng chuẩn mực của APO. Đây là hai quốc gia giúp đào tạo lực lượng chuyên gia năng suất cáto các nước thành viên của APO. Ông cũng đồng thời nhấn mạnh, đây chính là cơ hội để các chuyên gia có thể nhận chứng chỉ chuyên gia năng suất theo chuẩn mực quốc tế ngay trên lãnh thổ Việt Nam.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Năng suất Việt Nam cho biết, để thúc đẩy phát triển mạng lưới chuyên gia năng suất tại Việt Nam và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030, VNPI đã và đang xây dựng, hoàn thiện các chương trình đào tạo để hỗ trợ ứng cử viên đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn đối với chuyên gia năng suất theo chuẩn mực của APO. Trong thời gian tới, VNPI sẽ chuyển giao nội dung đào tạo cho các tổ chức, đơn vị có đủ điều kiện và khả năng đào tạo chuyên gia năng suất.

Với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được khoảng 1.000 chuyên gia năng suất, trong đó có khoảng 200 chuyên gia năng suất được chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tăng cường hỗ trợ VNPI, ViProCB và các tổ chức, đơn vị đào tạo hoạt động trong lĩnh vực năng suất chất lượng để triển khai các chương trình, dự án đào tạo chuyên gia năng suất Việt Nam được chứng nhận theo chuẩn mực của quốc tế.

Mục tiêu trong giai đoạn trước mắt là hỗ trợ đào tạo được ít nhất 200 chuyên gia năng suất, chất lượng được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn và khoảng 5.000 cán bộ quản lý năng suất chất lượng của doanh nghiệp được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về năng suất, chất lượng, đây là nguồn lực tại chỗ đảm bảo thực hiện và duy trì các dự án cải tiến năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, sẽ tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hóa, năng suất, chất lượng, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp; đào tạo nhân lực quản lý, vận hành hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, kỹ năng sáng tạo và đổi mới, cải thiện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo nhận thức chung về năng suất, lợi ích của năng suất cho người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo trong khuôn khổ các Chương trình đào tạo hàng năm của Tổ chức Năng suất châu Á về chuyển đổi thông minh như: internet vạn vật, phân tích dữ liệu lớn, chuyển đổi số, blockchain, sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, du lịch thông minh... và các khóa đào tạo khác của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia.

Một khoá đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh.

Một khoá đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh.

Đưa nội dung năng suất, chất lượng vào chương trình đào tạo tại các trường nghề

Theo thống kê từ Ban điều hành Chương trình quốc gia về năng suất chất lượng, trong giai đoạn 2010-2020, hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về năng suất và chất lượng đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ. Gần 1000 lượt chuyên gia Việt Nam đã tham dự các chương trình hội nghị, hội thảo, đào tạo, … của Tổ chức Năng suất châu Á (APO). Khoảng 800 chuyên gia thuộc các lĩnh vực đã tham dự các khóa đào tạo của APO. 

Ngoài ra, 26 chuyên gia được đào tạo tại các tổ chức nước ngoài khác như Mỹ, Nhật Bản, Singapore. Số chuyên gia được đào tạo tại nước ngoài đã nhân rộng đào tạo cho chuyên gia trong nước cho hơn 100 người, trong đó có nhiều học viên đến từ các doanh nghiệp.

Hoạt động đào tạo đã đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu tạo lập được đội ngũ cán bộ thực hiện dự án NSCL tại Bộ, ngành, địa phương và cơ sở. Tuy nhiên, lực lượng chuyên gia NSCL cần được phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới với những đòi hỏi mới từ yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp và bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngoài đào tạo tập trung, hoạt động đào tạo còn được tổ chức trực tiếp tại doanh nghiệp trong quá trình tư vấn thực hiện dự án cải tiến NSCL tại doanh nghiệp... Thông qua các khóa đào tạo, một số học viên có thể trở thành các chuyên gia tư vấn, chuyên gia đánh giá một hoặc một số hệ thống, mô hình công cụ; một số học viên có thể tự triển khai áp dụng các công cụ cải tiến NSCL vào tổ chức/ doanh nghiệp mình; một số có thể trở thành các giảng viên, báo cáo viên về NSCL tại cơ sở.

Hoạt động đào tạo đã đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu tạo lập được đội ngũ cán bộ thực hiện dự án năng suất chất lượng...

Hoạt động đào tạo đã đem lại hiệu quả thiết thực, bước đầu tạo lập được đội ngũ cán bộ thực hiện dự án năng suất chất lượng...

Về công tác đưa nội dung năng suất và chất lượng vào chương trình đào tạo của các trường dạy nghề, quản lý, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ: Phối hợp với một số trường xây dựng bộ chương trình, giáo trình đào tạo về tiêu chuẩn hóa áp dụng cho đối tượng sinh viên các trường đại học của Việt Nam (phù hợp với các nhóm ngành: kỹ thuật và kinh tế, quản trị kinh doanh); và bộ chương trình, giáo trình đào tạo về các kiến thức, kỹ năng cơ bản và ứng dụng các phương pháp cải tiến NSCL vào thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức đào tạo thí điểm 8 khóa tại 3 trường đại học (Học viện Bưu chính Viễn thông, Học viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế quốc dân) cho 400 sinh viên và 8 khóa tại 4 trường cao đẳng (Cao đẳng Việt Xô số 1, Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, Cao đẳng nghề số 8 và Cao đẳng công nghệ Đồng Nai) cho 40 giảng viên và 320 sinh viên.

Nhân rộng giảng dạy cho 11 trường đại học (20 khóa đào tạo/1.200 sinh viên) và 3 trường cao đẳng (150 sinh viên và 60 giảng viên).

Kết quả triển khai đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, đánh giá cao về kết quả, hiệu quả mang lại cho giảng viên và học viên và làm tiền đề nhân rộng áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng khác trong giai đoạn tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào cho doanh nghiệp./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cần xây dựng mạng lưới chuyên gia năng suất chất lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO