Cảnh báo các cuộc tấn công mạng liên quan đến Thế vận hội Tokyo

AD| 24/07/2021 18:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Lợi dụng Thế vận hội Tokyo đang diễn ra, các phần mềm và trang web độc hại đã xuất hiện nhắm mục tiêu vào những người tổ chức sự kiện và khán giả hâm mộ.

Theo hãng thông tấn Nhật Bản Nikkei, một tệp tin dạng PDF bằng tiếng Nhật về các cuộc tấn công mạng liên quan đến Thế vận hội giả mạo đã được phát hiện. Nếu người dùng tải về và mở ra, tập tin sẽ kích hoạt một phần mềm độc hại lây nhiễm vào máy tính của nạn nhân và xóa đi các tệp dữ liệu.

Theo công ty bảo mật Mitsui Bussan Secure Directions có trụ sở tại Tokyo, phần mềm này đã được tải lên trang web chuyên quét phần mềm độc hại VirusTotal và đã được phát hiện bởi một số sản phẩm phần mềm chống virus trên khắp thế giới.

Mục tiêu của tập tin này là nhắm vào các tệp được tạo trên trình xử lý văn bản Ichitaro sử dụng chủ yếu ở Nhật Bản. Tin tặc được cho là đã gửi tệp PDF giả mạo qua email cho những người trong ban tổ chức sự kiện nhằm phá hủy các tài liệu quan trọng liên quan đến Thế vận hội.

Tại Thế vận hội mùa đông 2018 tổ chức ở Pyeongchang, Hàn Quốc, một phần mềm độc hại gọi là "Olympic Destroyer" cũng đã gây ra sự cố gián đoạn hệ thống lớn. Chuyên gia phân tích phần mềm độc hại của Mitsui Bussan Secure Directions, Yoshikawa cho biết: "Đây là kiểu tấn công mà chúng tôi quan tâm nhất khi Thế vận hội Tokyo diễn ra, và chúng tôi cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ điều này".

Bên cạnh các phần mềm độc hại, các trang web phát trực tuyến giả mạo cũng nổi lên như mối quan tâm chính đối với Thế vận hội năm nay. Các trang web phát trực tuyến liên quan đến sự kiện thể thao này đã yêu cầu người dùng cho phép thông báo để hiển thị quảng cáo độc hại. Hãng bảo mật Trend Micro đã xác định có nhiều trang web thuộc loại này, đồng thời cảnh báo việc nhấp vào các liên kết đó có thể khiến người dùng bị tấn công.

Theo Nikkei, nội dung Thế vận hội được cung cấp miễn phí trên hai nền tảng phát trực tuyến chính thức ở Nhật Bản: một từ đài truyền hình quốc gia NHK và một là từ các đài truyền hình thương mại. Các kênh phát trực tuyến khác không được ủy quyền phát sóng trong nước. Trend Micro cũng đã kêu gọi người hâm mộ xem Thế vận hội trên các nền tảng được phê duyệt chính thức.

Ngoài ra, các mối đe dọa tấn công khác bao gồm các trang web Thế vận hội giả mạo với các thuật ngữ chính như "Tokyo" hoặc "2020" trong tên miền. Theo cơ quan chức năng, thông tin đăng nhập của người mua vé và tình nguyện viên đã bị rò rỉ trực tuyến trong một cuộc tấn công có khả năng là lừa đảo. Nhà tổ chức cũng đang kêu gọi người hâm mộ cẩn trọng trước những mối đe dọa như vậy./.

Bài liên quan
  • Các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn
    Trong bối cảnh số hóa ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích to lớn là những thách thức không nhỏ đến từ an ninh mạng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Cảnh báo các cuộc tấn công mạng liên quan đến Thế vận hội Tokyo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO