Cấp thiết kiện toàn hệ thống khuyến nông đáp ứng sự phát triển của KHCN

Đỗ Thêu| 30/11/2022 07:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN), đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi các tổ chức khuyến nông phải có những đổi mới cả về tổ chức và hoạt động, có phương pháp tiếp cận phù hợp để nắm bắt, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ KHCN mới vào sản xuất.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo "Củng cố, đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông và tham vấn chính sách cho khuyến nông cơ sở, khuyến nông thôn bản, tổ nhóm khuyến nông cộng đồng" do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức mới đây tại Lào Cai.

Giám đốc Lê Quốc Thanh cho biết, ra đời từ năm 1993 với mục tiêu từng giai đoạn khác nhau đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đến nay, hệ thống khuyến nông với nhiệm vụ chính là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tăng cường khả năng chống chịu thiên tai, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nhu cầu của nông dân, người sản xuất đối với dịch vụ khuyến nông ngày càng tăng lên về cả số lượng và chất lượng, đòi hỏi hệ thống khuyến nông phải hoạt động có hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ công bảo đảm về số lượng và chất lượng. Để làm được điều này, việc củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông là một yêu cầu tất yếu, đồng thời là giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khuyến nông.

Cùng với đó, sự phát triển của KHCN, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi các tổ chức khuyến nông phải có những đổi mới cả về tổ chức và hoạt động, có phương pháp tiếp cận phù hợp để nắm bắt, tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ KHCN mới vào sản xuất.

Giải pháp xuyên suốt hiện nay đó là phải đổi mới tư duy hoạt động khuyến nông từ "thực hiện nhiệm vụ chính trị do nhà nước giao" sang tư duy "hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về khuyến nông theo quy định của pháp luật", tiếp cận với các quy định, chính sách về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, danh mục dịch vụ sự nghiệp công, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ công…./.

Bài liên quan
  • CMC tạo dấu ấn tại Hội nghị toàn quốc về KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia
    Tập đoàn CMC đã tham gia Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. CMC đã tạo ấn tượng mạnh thông qua các sản phẩm đột phá và chiến lược đổi mới sáng tạo, khẳng định vai trò trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cấp thiết kiện toàn hệ thống khuyến nông đáp ứng sự phát triển của KHCN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO