Tóm tắt bài viết
Trên chặng đường sắp tới, chị Xuân tin rằng công ty sẽ ngày càng phát triển, biến hình từ một start-up công nghệ, trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực CNTT, đem trí lực Việt vươn xa thế giới. Bắt đầu với việc cùng chồng xây dựng website, xây dựng các tài liệu tiếp thị và gửi hàng trăm email mỗi ngày sang các thị trường “ khó tính ” như Mỹ, Canada, Úc, và một số nước châu Âu để tìm khách hàng vì chị luôn có niềm tin vào sự tiềm năng của thị trường quốc tế. 3 tháng sau, những tín hiệu tích cực đầu tiên xuất hiện, cộng thêm 2 tháng không quản ngày đêm đề xuất giải pháp, thương thảo, chị đã “ tay không bắt giặc ”, được khách hàng đánh giá cao và chọn lựa giữa rất nhiều đối thủ nặng ký khác tại Việt Nam. Đó vừa là thách thức nhưng cũng chính là động lực để chị cố gắng từng ngày. Xác định ngày đầu khởi nghiệp là “ làm không lương ”, chị đặt mục 6 tháng thử thách tìm khách hàng đầu tiên, với sự hỗ trợ của chồng. Nhưng những giải thưởng uy tín cùng 94% điểm hài lòng từ khách hàng mà chúng tôi đã nhận được chính là phần thưởng cho các nỗ lực và là động lực lớn nhất để chúng tôi tiếp tục cố gắng ! ” Đồng thời, chị cũng muốn gửi riêng tới những người phụ nữ đang dấn thân trong lĩnh vực công nghệ : “ Sẽ luôn có những thử thách khi chúng ta ở trong một môi trường do nam giới thống trị, nhưng mọi khoảng cách đang ngắn dần và nữ giới hoàn toàn có thể song hành trong lĩnh vực công nghệ cao .
Tác giả trích dẫn
Nói về sự lựa chọn của mình, chị Xuân chia sẻ đến với ngành CNTT như một mối lương duyên vì thời điểm đó, chị còn phân vân cả ngành mỹ thuật – một ngành sẽ phù hợp với con gái hơn. Nhưng lời động viên của bố đã như một điểm tựa để chị tự tin và mạnh dạn thử sức với CNTT- một ngành vẫn còn mới mẻ và đầy thách thức vào những năm 1990. Năm 2000, chị thi đỗ vào ngành CNTT của đại học Bách Khoa Hà Nội, trở thành 1 trong 4 cô gái duy nhất của lớp lúc đó.
Những năm cuối ở đại học Bách Khoa, chị đã chủ động vừa học, vừa thực tập tại FPT - công ty CNTT lớn nhất tại Việt Nam và tham gia vào các dự án ngân hàng. Chặng đường 13 năm tiếp theo tại FPT là một quá trình không ngừng học hỏi, thử sức với các vị trí khác nhau từ developer, test leader, test manager, rồi Business leader quản lý 100+ nhân lực.
Mọi thứ tưởng chừng rất thuận lợi thì chị đã có một quyết định táo bạo khởi nghiệp, mở đầu cho hành trình “women entrepreneur in tech”.
Xác định ngày đầu khởi nghiệp là “làm không lương”, chị đặt mục 6 tháng thử thách tìm khách hàng đầu tiên, với sự hỗ trợ của chồng. Đó vừa là thách thức nhưng cũng chính là động lực để chị cố gắng từng ngày. Bắt đầu với việc cùng chồng xây dựng website, xây dựng các tài liệu tiếp thị và gửi hàng trăm email mỗi ngày sang các thị trường “khó tính” như Mỹ, Canada, Úc, và một số nước châu Âu để tìm khách hàng vì chị luôn có niềm tin vào sự tiềm năng của thị trường quốc tế.
3 tháng sau, những tín hiệu tích cực đầu tiên xuất hiện, cộng thêm 2 tháng không quản ngày đêm đề xuất giải pháp, thương thảo, chị đã “tay không bắt giặc”, được khách hàng đánh giá cao và chọn lựa giữa rất nhiều đối thủ nặng ký khác tại Việt Nam. Tiếp đó là giai đoạn xây dựng văn phòng và đội vận hành gồm 10+ người chỉ trong 1 tháng để theo kịp tiến độ dự án. Giai đoạn “nước rút” này có thể coi như sự đánh dấu cho những bước chân đầu tiên của LQA trên bản đồ thế giới.
Chặng đường 6 năm của một “Woman entrepreneur in tech”
6 năm quả là 1 chặng đường đầy chông gai của LQA khi phải đối mặt với vô vàn thách thức. Hai năm đầu là khó khăn tìm kiếm khách hàng và phát triển thị trường, vì doanh thu chính là “nguồn sống” của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Hai năm tiếp theo là khó khăn với dịch COVID, nhưng nhờ đó chị học được cách quản lý khủng hoảng và vận hành trong thời dịch đồng thời vẫn duy trì tốc độ phát triển.
Nhưng có lẽ, trải nghiệm đáng giá nhất chị có được chính là thời gian đồng hành cùng các cộng sự của mình, những người rất bản lĩnh. Và nhờ đó, đội ngũ LQA đã chứng tỏ được bản thân và đạt được niềm tin của khách hàng và đối tác quốc tế.
Trải qua 6 năm, LQA đã mở rộng thành LTS Group với 4 công ty thành viên trải rộng trong các lĩnh vực phát triển phần mềm, kiểm thử phần mềm, đào tạo nhân lực CNTT và BPO, song song cùng hai chi nhánh bán hàng tại Mỹ và Nhật Bản. Bên cạnh đó, công ty đã vinh dự nhận được hai giải thưởng Sao Khuê vào năm 2021, 2022 dành cho doanh nghiệp CNTT Việt Nam cung cấp dịch vụ xuất sắc.
Trên chặng đường sắp tới, chị Xuân tin rằng công ty sẽ ngày càng phát triển, biến hình từ một start-up công nghệ, trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực CNTT, đem trí lực Việt vươn xa thế giới.
Chia sẻ về giải thưởng Sao Khuê, CEO Xuân Phùng nói: “Tuy chưa dám nhận bản thân thành công hay LTS Group đã làm nên kỳ tích, vì so với những đóng góp của các doanh nghiệp khác thì chúng tôi còn rất nhỏ bé. Nhưng những giải thưởng uy tín cùng 94% điểm hài lòng từ khách hàng mà chúng tôi đã nhận được chính là phần thưởng cho các nỗ lực và là động lực lớn nhất để chúng tôi tiếp tục cố gắng!”
Đồng thời, chị cũng muốn gửi riêng tới những người phụ nữ đang dấn thân trong lĩnh vực công nghệ: “Sẽ luôn có những thử thách khi chúng ta ở trong một môi trường do nam giới thống trị, nhưng mọi khoảng cách đang ngắn dần và nữ giới hoàn toàn có thể song hành trong lĩnh vực công nghệ cao. Đồng thời, trách nhiệm trong gia đình không nhất thiết đối lập với sự phát triển của nữ giới trong xã hội.Chúng ta có thể sắp xếp sự ưu tiên theo thời điểm, tìm sự hỗ trợ cần thiết và thành công song hành cả hai nhiệm vụ.”