Châu Á - TBD: Thanh toán số gia tăng tỷ lệ thuận với Trojan

Hạnh Tâm | 19/10/2021 07:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc khủng hoảng do COVID-19, đã làm thay đổi mạnh mẽ nhiều khía cạnh của cuộc sống con người trên toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Một trong những hệ quả rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng này là sự gia tăng đáng kể việc ứng dụng thanh toán số trong khu vực.

Một số báo cáo đã đưa ra thống kê để chứng minh xu hướng này, tuy nhiên, những tác động hữu hình của nó đối với tình hình an ninh mạng trong ngành tài chính thì sao?

Gia tăng thanh toán số, gia tăng Trojan

Sau khi phân tích lịch sử dữ liệu từ mạng lưới Kaspersky Security Network (KSN), ông Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu (GReAT), Kaspersky khu vực APAC, phát hiện ra rằng, việc gia tăng thanh toán không tiền mặt ở APAC đã kéo theo sự gia tăng của Trojan ngân hàng trong khu vực.

Ông cho biết: "Trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, APAC đã là một trong những khu vực dẫn đầu việc áp dụng thanh toán số, nhờ sự thúc đẩy của các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Ấn Độ. Đại dịch đã mở rộng đáng kể phạm vi sử dụng công nghệ này - đặc biệt các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á và Nam Á. Chúng ta đều biết rằng, cách ly xã hội đã buộc mọi người phải chuyển sang giao dịch tài chính trực tuyến. Tuy nhiên, sau khi phân tích các số liệu lịch sử mà chúng tôi có về các mối đe dọa tài chính, chúng tôi cũng biết được rằng đã có một đợt bùng phát khác bắt đầu vào đầu năm 2019 ở khu vực APAC - đợt bùng phát mã độc Trojan ngân hàng."

Trojan ngân hàng là một trong những chủng nguy hiểm nhất trong thế giới mã độc. Hiểu một cách đơn giản, các mã độc này được kẻ xấu sử dụng để lấy cắp tiền từ tài khoản ngân hàng của người dùng.

Mục tiêu của mã độc này là lấy thông tin đăng nhập hoặc mật khẩu dùng một lần (OTP) để truy cập tài khoản ngân hàng trực tuyến, hoặc thao túng người dùng để chiếm quyền kiểm soát phiên giao dịch ngân hàng trực tuyến từ chủ sở hữu hợp pháp.

Khi thanh toán trực tuyến được sử dụng ngày càng nhiều và người tiêu dùng chưa có thái độ đúng đắn đối với việc bảo vệ thiết bị của họ thìTrojan ngân hàng là một trong những loại mã động tác động mạnh nhất tới người dùng gia đình.

Châu Á – Thái Bình Dương: Thanh toán số gia tăng tỷ lệ thuận với Trojan  - Ảnh 1.

Phân tích lịch sử dữ liệu thu thập được trong vòng một thập kỷ từ mạng an ninh bảo mật KSN cho thấy Hàn Quốc là một trong những quốc gia đứngđầu APAC về việc bị mã độc Trojan ngân hàng gây ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn 2011 - 2012. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, số lượng lây nhiễm mã độc đã giảm đáng kể và quốc gia này hiện đang đứng cuối danh sách các quốc gia bị nhiễm Trojan ngân hàng trong khu vực.

Số liệu thống kê từ hầu hết các quốc gia phát triển khác cũng cho thấy tỷ lệ phát hiện lây nhiễm Trojan ngân hàng thấp, trong khi các quốc gia đang phát triển dường như đã và đang là điểm nóng về tội phạm kể từ năm 2019.

"Trojan ngân hàng chưa từng là mối quan tâm lớn nhất của nhiều quốc gia trong khu vực APAC cho tới khi xuất hiện một đợt lây nhiễm bùng phát xuất hiện cùng lúc ở nhiều quốc gia. Từ đó trở đi, tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Các hoạt động đo lường từ xa của chúng tôi cho thấy mã độc này đã thay đổi về khả năng chống phát hiện và phạm vi tiếp cận. Chúng tôi thấy rằng mã độc này sẽ tiếp tục gây ra rủi ro đáng kể cho cả các tổ chức tài chính và cá nhân trong khu vực, khi ngày càng nhiều người dùng và các công ty khởi nghiệp tham gia vào lĩnh vực thanh toán số", ông Kamluk cho biết thêm.

Các loại tác nhân đe dọa tài chính

Châu Á – Thái Bình Dương: Thanh toán số gia tăng tỷ lệ thuận với Trojan  - Ảnh 2.

Về tỷ lệ phân bố lây nhiễm theo khu vực của Trojan ngân hàng tại APAC vào năm 2021, Philippines có tỷ lệ cao nhất với 22,26% trong tổng số Trojan ngân hàng được phát hiện trong khu vực, tiếp theo là Bangladesh (12,91%), Campuchia (7,16%), Việt Nam (7,04%), và Afghanistan (7,02%).

Ông Kamluk cũng chỉ ra các loại tác nhân đe dọa tài chính, dựa trên kết quả phân tích gần 300 sự cố mạng trong lĩnh vực tài chính được báo cáo công khai kể từ năm 2007. Các tác nhân này bao gồm:

Các tác nhân phi quốc gia (tội phạm mạng): Các cá nhân hoặc nhóm tội phạm tìm kiếm lợi ích cá nhân và thu lợi bất hợp pháp. Các tác nhân này thường tìm cách truy cập trái phép vào các hệ thống xử lý thanh toán nhạy cảm, mạng lưới ATM, ngoài ra còn thực hiện các hoạt động tống tiền sau tấn công DDoS hoặc tấn công bằng mã độc tống tiền. Các cuộc tấn công này có thể khiến tổ chức, DN bị gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc mất tiền.

Các tác nhân được nhà nước bảo trợ - đội ngũ tin tặc lành nghề có tổ chức, có nhiều khả năng được trả lương. Công việc của chúng là xâm nhập hậu phương kẻ thù, vào mạng lưới nhạy cảm của các quốc gia khác để tìm kiếm thông tin về tài sản nguồn lực, cài đặt backdoor và trong một số trường hợp chúng có thể tiến hành các vụ trộm cắp tài chính lớn.

Nội gián: Các hoạt động trong một ngày làm việc bình thường của các tác nhân đe dọa này có thể bao gồm đánh cắp tài sản trí tuệ của công ty, để bán lại thu lợi nhuận cá nhân hoặc thực hiện mục tiêu của quốc gia thuê tuyển chúng.

Đa tác nhân: Sự kết hợp của các loại tác nhân nói trên.

Không xác định: Tất cả các trường hợp không xác định được chủ mưu của cuộc tấn công.

Ông Kamluk bổ sung thêm:"Tỷ lệ tác nhân không xác định đã tăng lên theo thời gian, và đó là một xu hướng đáng báo động. Khi số lượng các cuộc tấn công gia tăng, dường như xuất hiện một xu hướng đáng báo động là khả năng xác định chủ mưu tấn công của các tổ chức tài chính ngày càng suy giảm. Vào năm 2020, các tác nhân đe dọa không xác định, hoặc chưa xác định đứng sau 60% các cuộc tấn công, nhưng con số này có thể sẽ tăng lên 75% trong năm 2021".

Nhằm giúp các công ty và cá nhân chống lại những kẻ tội phạm mạng đã biết và chưa biết này, Kamluk chia sẻ những thủ thuật sau:

Đối với các tổ chức tài chính và DN,hãy sử dụng nhà cung cấp đáng tin cậy, thực hiện diễn tập an ninh mạng, xác minh phần mềm chuỗi cung ứng của bạn, theo dõi các xu hướng và các cuộc tấn công mới nhất,khuyến khích nhân viên báo cáo các phát hiện và liên hệ đáng ngờ.

Đối với các cá nhân, hãythường xuyên cập nhật phần mềm,chú ý tới các cảnh báo từ phần mềm bảo mật; Hãy cảnh giác trong truyền thông, giao tiếp; Sử dụng mật khẩu phức tạp và xác thực 2 yếu tố (2FA);Sử dụng các ví số phần cứng và đảm bảo tuân theo các giao thức bảo mật của công nghệ này./.

Bài liên quan
  • Thủ tướng làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan
    Chiều tối 17/1 (theo giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
  • FPT hợp tác cùng Đà Nẵng đẩy mạnh phát triển lĩnh vực bán dẫn và AI
    FPT đã ký kết hợp tác cùng Sở TT&TT TP Đà Nẵng với mục tiêu đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ và nguồn lực trong ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), đưa Đà Nẵng trở thành một trong những “địa hạt” công nghệ tại Việt Nam.‏
Đừng bỏ lỡ
Châu Á - TBD: Thanh toán số gia tăng tỷ lệ thuận với Trojan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO