Chi gần 70 tỷ USD, Microsoft sắp thực hiện thương vụ thâu tóm lịch sử làng công nghệ

Ngọc Diệp| 19/01/2022 13:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo CNBC, mới đây Microsoft đã công bố sẽ mua lại "ông lớn" mảng video game Activision Blizzard trong thương vụ hoàn toàn bằng tiền mặt với giá trị lên tới 68,7 tỷ USD.

Microsoft chi 68,7 tỉ USD mua Activision Blizzard: Thương vụ lớn nhất ngành game

Microsoft đã cố gắng lập kỷ lục vào năm 2008, khi CEO lúc đó là Steve Ballmer lên kế hoạch mua lại Yahoo với giá 50 tỷ USD. Đó sẽ là thương vụ công nghệ lớn nhất của Mỹ từ trước đến nay, vượt qua thương vụ mua lại SDL trị giá 41 tỷ USD của JDS Uniphase vào năm 2000.

Tuy nhiên, may mắn cho Microsoft khi đó là Yahoo liên tục từ chối mức giá họ đưa ra. Và sau đó Yahoo đã gặp khó khăn trước Google trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet và cuối cùng được bán với giá 4,5 tỷ USD cho Verizon vào năm 2017.

Chi gần 70 tỷ USD, Microsoft sắp thực hiện thương vụ thâu tóm lịch sử làng công nghệ - Ảnh 1.

Satya Nadella, CEO of Microsoft.

CEO Satya Nadella hiện đang cố gắng một lần nữa đưa Microsoft lập kỷ lục với một thương vụ mới. Theo đó, Microsoft cho biết họ đang đàm phán để mua lại nhà phát hành trò chơi điện tử Activision Blizzard với giá gần 69 tỷ USD, mức giá có thể làm lu mờ các thương vụ công nghệ lớn nhất trong lịch sử của Mỹ trước đó. Năm 2016, Dell đã mua EMC với giá 67 tỷ USD. Thương vụ lớn thứ hai chính là thỏa thuận của JDS và SDL, sau đó đến vụ IBM mua lại Red Hat với giá 34 tỷ USD vào năm 2019.

Thỏa thuận được đưa ra vào thời điểm khó khăn với Activision Blizzard, nhà sản xuất các game nổi tiếng như Call of Duty, Overwatch và Candy Crush. Cổ phiếu Activision Blizzard đã giảm hơn 37% kể từ khi đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, trước những cáo buộc quấy rối nhân viên và hành vi sai trái của một số quản lý hàng đầu. Activision Blizzard vẫn đang giải quyết những cáo buộc đó.

Tuy nhiên, Microsoft vẫn đang chờ đợi sự chấp thuận của các cổ đông Activision và quan trọng hơn là cơ quan quản lý. Hai thương vụ mua bán lớn gần đây trong ngành bán dẫn: Nỗ lực mua lại ARM của Nvidia và thỏa thuận mua Xilinx của AMD đều đã bị "treo" trong hơn một năm.

Với Microsoft, đây cũng sẽ là thương vụ lớn nhất trong lịch sử của hãng nếu thành công. Trước đó, thương vụ lớn nhất của họ là mua lại LinkedIn vào năm 2016, trị giá hơn 26 tỷ USD. Nadella, CEO Microsoft từ năm 2014 hiện rất quyết tâm thực hiện thương vụ này.

Vào thời điểm thương vụ LinkedIn được công bố, Microsoft được định giá khoảng 400 tỷ USD. Do đó, thương vụ này chiếm khoảng 6,5% vốn hóa của họ. Khi họ cố gắng mua Yahoo, vốn hóa của Microsoft là khoảng 260 tỷ USD, có nghĩa họ sẽ từ bỏ gần 20% cổ phần công ty.

Hiện nay, Microsoft có vốn hóa gần 2,3 nghìn tỷ USD và chỉ trả 3% vốn hóa thị trường cho Activision. Tuy nhiên, thay vì sử dụng cổ phiếu, Microsoft sẽ chọn trả tiền mặt cho các nhà đầu tư của Activison. Đó là một khoản tiền khổng lồ nhưng không nằm ngoài tầm tay của gã khổng lồ ngành phần mềm. Tính đến ngày 30/9/2021, Microsoft đã sở hữu 130 tỷ USD tiền mặt và các khoản tương đương, với 85% trong số đó là dưới dạng đầu tư ngắn hạn.

Giá mua của Microsoft cao hơn 45% so với giá trị của Activision trong phiên đóng cửa vào thứ 6 tuần trước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư của Microsoft có về đồng tình với quyết định này. Cổ phiếu của hãng chỉ giảm 2,4% trong phiên ngày 18/1 - cùng với nhiều cổ phiếu công nghệ khác trong một ngày toàn thị trường đi xuống.

Nhà phân tích Piper Sandler chia sẻ: "Đề nghị mua lại Activision với giá 68,7 tỷ USD hoàn toàn bằng tiền mặt sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử của Microsoft nhưng cũng mang lại giá trị chiến lược hấp dẫn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng nơi Microsoft có danh mục sản phẩm nhỏ hơn. Game và quảng cáo đại diện cho hai phân khúc mà kết hợp lại có thể mang lại thêm 1.000 tỷ USD cho Microsoft trong dài hạn".

Microsoft cũng đang tận dụng lợi thế của môi trường pháp lý gây áp lực lên nhiều Big Tech. Các giám đốc điều hành của Google, Apple, Facebook và Amazon trong những năm gần đây đã phải đối mặt với sự phản đối của các cơ quan chức năng và người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới bởi những lo ngại về việc sử dụng dữ liệu cá nhân cho quảng cáo, thương mại,... Trong khi các công ty có giá trị vốn hóa lớn này hầu như chỉ giới hạn trong các thương vụ mua lại nhỏ trên các thị trường, thì Microsoft vẫn tiếp tục đẩy mạnh các thương vụ thâu tóm lớn.

Cuộc đua vũ trang metaverse

Chi gần 70 tỷ USD, Microsoft sắp thực hiện thương vụ thâu tóm lịch sử làng công nghệ - Ảnh 2.

Theo công ty nghiên cứu Mordor Intelligence, thị trường game toàn cầu được định giá là 173,70 tỉ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 314,40 tỉ USD vào 2027.

Trong vài năm gần đây, Microsoft đã đẩy mạnh đầu tư vào mảng game. Microsoft mua lại Mojang, nhà phát hành Minecraft, với giá 2,5 tỷ USD vào năm 2014. Và năm ngoái, Microsoft cũng đã hoàn thành thâu tóm nhà phát hành game Bethesda với giá 7,5 tỷ USD.

Nếu thành công, thỏa thuận mua lại Activision Blizzard của Microsoft sẽ củng cố sức mạnh Microsoft trong thị trường game đang bùng nổ, nơi có sự tham gia của hai hãng hàng đầu là Tencent và Sony. Động thái này cũng thể hiện sự đặt cược của Microsoft vào thế giới trực tuyến ảo metaverse.

Thực tế, CEO Microsoft Satya Nadella vẫn được xem là CEO công nghệ đầu tiên nói về giá trị của metaverse, nhiều tháng trước khi Mark Zuckerberg nói về điều này.

"Khi chúng tôi nghĩ về tầm nhìn của mình về metaverse, chúng tôi tin là sẽ không có một metaverse tập trung và duy nhất", ông Nadella chia sẻ khi công bố mua lại Activision.

Thư viện game của Activision Blizzard có thể mang lại lợi thế cho nền tảng chơi game Xbox của Microsoft so với Playstation của Sony, vốn đã có nhiều năm tận hưởng dòng game độc quyền ổn định hơn.

David Wagner, nhà phân tích cổ phiếu và Giám đốc danh mục đầu tư tại công ty Aptus Capital Advisors (Mỹ), cho biết: "Đây là một thỏa thuận quan trọng với phía người tiêu dùng của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, việc Microsoft mua lại Activision Blizzard thực sự bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang metaverse"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Chi gần 70 tỷ USD, Microsoft sắp thực hiện thương vụ thâu tóm lịch sử làng công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO