Do đó, việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa khu vực tư pháp và khu vực tư nhân đã và đang trở nên thiết yếu trong cuộc chiến chống lại các loại tội phạm này.
Một ví dụ về sự hợp tác này chính là Báo cáo Tội phạm Cyber-Telecom 2019, được xuất bản bởi Europol và Trend Micro. Báo cáo đưa ra một cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động của gian lận viễn thông và đóng vai trò là một hướng dẫn kỹ thuật cho các bên liên quan trong ngành viễn thông.
Báo cáo này nhấn mạnh rằng gian lận viễn thông đang trở thành một giải pháp thay thế có rủi ro thấp cho tội phạm tài chính truyền thống. Việc giảm chi phí và tăng tính sẵn có của thiết bị hack đồng nghĩa với việc loại gian lận này đang gia tăng. Chi phí gian lận viễn thông ước tính lên tới 29 tỷ euro mỗi năm.
Thực chất, sự gian lận này là việc lạm dụng các sản phẩm viễn thông (chủ yếu là điện thoại để bàn và điện thoại di động) hoặc các dịch vụ với mục đích lấy tiền bất hợp pháp từ nhà cung cấp dịch vụ truyền thông hoặc khách hàng của họ.
Mục tiêu chính của bọn tội phạm là giành quyền truy cập vào các tài khoản của khách hàng hoặc các nhà mạng, nơi mà các khoản nợ có thể phát sinh theo ý muốn của bọn tội phạm.
Các phương pháp phổ biến nhất có thể được chia thành các loại khác nhau, từ đơn giản cho đến các hoạt động lừa đảo rất tinh vi:
- Cuộc gọi Vishing (Vishing call) (kết hợp các từ Voice và Phising) là một trò lừa đảo qua điện thoại trong đó những kẻ lừa đảo lừa các nạn nhân tiết lộ thông tin cá nhân, tài chính hoặc bảo mật của họ hoặc lừa nạn nhân chuyển tiền cho chúng.
- One (ring) and cut hoặc Wangiri theo tiếng Nhật Bản - là một trò lừa đảo qua điện thoại nơi bọn tội phạm lừa nạn nhân gọi các số điện thoại cao cấp. Một kẻ lừa đảo sẽ thiết lập một hệ thống để quay hàng loạt các số điện thoại ngẫu nhiên. Mỗi cuộc gọi đổ chuông chỉ một lần rồi cúp máy, để lại một thông báo cuộc gọi nhỡ trên điện thoại của người nhận. Người dùng thường thấy cuộc gọi nhỡ và, tin rằng đó là cuộc gọi hợp pháp, họ thường gọi lại số điện thoại đó và phải trả phí.
- Gian lận chia sẻ doanh thu quốc tế (IRSF - International Revenue Sharing Fraud) là chương trình lừa đảo gây thiệt hại nhất cho đến nay. Nó liên quan đến việc chuyển giá trị tiền tệ từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, dựa trên sự tin tưởng giữa các nhà mạng và giữa các nhà khai thác viễn thông. Những kẻ lừa đảo sẽ chờ đợi các bản ghi hết hạn trước khi thực hiện bất kỳ bước rửa tiền tiếp theo.
Steven Wilson, người đứng đầu Trung tâm tội phạm mạng châu Âu của Europol cho biết: “Lừa đảo viễn thông là một ví dụ khác về tội phạm hack hệ thống, nhằm lợi dụng các doanh nghiệp hợp pháp để trục lợi. Mặc dù đây không phải là một lĩnh vực tội phạm mới, nhưng nó đại diện cho một thách thức mới cho nhiều cơ quan thực thi pháp luật trên toàn Liên minh châu Âu”.
Craig Gibson, Chuyên viên nghiên cứu về hệ thống phòng thủ chính tại Trend Micro, đã bổ sung cách thức mà ngành viễn thông dễ bị tổn thương và sự tác động đến cuộc sống hàng ngày của con người: “Chúng tôi tin rằng điện thoại của chúng ta sẽ hoạt động, chúng ta có thể làm việc tại nhà, chúng ta có thể được thanh toán qua tài khoản ATM của mình, và rằng chúng ta có thể mua sắm trực tuyến. Chúng ta có xu hướng không nghĩ về những gì nằm dưới vỏ bọc của mạng lưới toàn cầu vô hình mà chúng ta đã và đang dựa dẫm rất nhiều”.