Công ty Infineon Technologies AG của Đức đã thông báo việc mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam, đồng thời thành lập một đội ngũ phát triển chip điện tử làm việc tại thủ đô Hà Nội.
Trung tâm Chính phủ điện tử (CPĐT) - Cục Tin học hoá - Bộ TT&TT, Tập đoàn VNPT và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) là các đơn vị thuộc ngành TT&TT đã có thành tích trong xây dựng triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư và quản lý căn cước công dân.
Chiều 25/2, Bộ Công An đã tổ chức khai trương Hệ thống Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác quản lý Nhà nước, sử dụng giấy tờ của công dân từ hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử.
Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký ban hành Thông tư số 06 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân (CCCD) với chíp điện tử được gắn ở mặt sau thẻ. Thông tư 06 có hiệu lực từ ngày 23/01/2021.
Thông tư quy định việc thu thập vân tay được thực hiện trực tiếp, một lần bằng thiết bị, phần mềm, vật tư chuyên dụng hoặc từ cơ sở dữ liệu (CSDL) về căn cước công dân đáp ứng được yêu cầu thu thập, số hóa, lưu trữ, chia sẻ vân tay trên hệ thống điện tử...
Theo dự thảo Thông tư quy định mẫu thẻ căn cước công dân đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp, chip điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được cấp thẻ sẽ được gắn ở mặt sau của thẻ.
Các giám đốc điều hành về ngành công nghiệp chip đã tập trung tại San Francisco để thảo luận xem cần phải làm gì trong sự bùng nổ nhu cầu về học sâu trong trí tuệ nhân tạo khi mà nó đã tiến tới giới hạn của các con chip. Các khả năng bao gồm điện toán tương tự, mạch quang và điện toán trong bộ nhớ nhưng không ai biết liệu các khả năng này có dẫn đến hiện tượng “thắt cổ chai” của siêu máy tính hay không?