Trợ cấp 49 tỷ USD, châu Âu tham vọng trở thành khu vực sản xuất chip hàng đầu thế giới

Ngọc Diệp| 11/02/2022 14:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách gia nhập liên minh hàng đầu toàn cầu về sản xuất chất bán dẫn. Mục tiêu của EU là tăng gấp đôi thị phần sản xuất chip toàn cầu của châu lục này lên 20% vào năm 2030.

Tham vọng trở thành khu vực sản xuất chip hàng đầu thế giới của châu Âu

Với sự tiến bộ về công nghệ trong một số lĩnh vực, chip bán dẫn thực sự là "trái tim" của hàng tỷ sản phẩm, từ điện thoại thông minh, trung tâm dữ liệu, máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị thông minh, xe cộ, thiết bị gia dụng, thiết bị dược phẩm, công nghệ nông nghiệp, ATM và hơn thế nữa. Đây là bộ phận không quá đắt tiền nhưng nó đóng vai trò then chốt trong việc chế tạo các sản phẩm và linh kiện công nghệ hiện đại.

Do sự bùng phát của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã khiến hoạt động sản xuất đình trệ, kéo theo sản lượng chip bán dẫn giảm mạnh. Tình trạng thiếu hụt chip đang khiến các doanh nghiệp và các nhà sản xuất điện tử trên thế giới gặp nhiều khó khăn.

Nhà Trắng gọi sự thiếu hụt này là "vấn đề an ninh quốc gia". Tổng thống Mỹ đang muốn phát triển chuỗi cung ứng chip ngay trong nước thay vì như trước nay là chip được sản xuất ở châu Á và chuyển đến Mỹ.

Đối với các quan chức EU, việc thiếu hụt nguồn cung chip cũng đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn và cản trở sản xuất trong lĩnh vực ô tô quan trọng của EU. Trong khi đó, cũng có rủi ro nhất định khi phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất chất bán dẫn ở Đài Loan (Trung Quốc). Khi các nền kinh tế bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ đang đầu tư nhiều hơn để mở rộng lĩnh vực bán dẫn của mình, thì EU cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu châu Âu có nên làm điều tương tự nhằm giảm thiểu các rủi ro từ sự khan hiếm chip trên toàn cầu?

Các nhà lập pháp EU đã đưa ra kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng cường đáng kể sản xuất chất bán dẫn trong khối và trở thành trở thành khu vực sản xuất chip hàng đầu thế giới. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố Đạo luật chip với khoản tài trợ trị giá 49 tỷ USD nhằm giải quyết cơn khát chip của khu vực và toàn cầu. Mục tiêu của EU là tăng gấp đôi thị phần sản xuất chip toàn cầu của châu lục này, từ 9% lên 20% vào năm 2030. 

Theo The Verge, đây là cuộc đặt cược dài hạn nhằm định hình lại thị trường chip toàn cầu của châu Âu. Đề xuất sẽ cần được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu phê chuẩn.

Ursula von der Leyen, Chủ tịch EU, cho biết: "Tất cả đều biết tình trạng thiếu chip trên toàn cầu đã thực sự làm chậm quá trình phục hồi của châu Âu. Toàn bộ dây chuyền sản xuất đã đi vào bế tắc trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Chúng tôi không thể giao hàng theo đơn đặt hàng vì thiếu chip. Vì vậy, Đạo luật chip châu Âu được thông qua lúc này hoàn toàn thích hợp".

Những thách thức

Với mức đầu tư 43 tỷ euro (49 tỷ USD) vào ngành công nghiệp bán dẫn, Đạo luật chip của EU được mong đợi sẽ giúp khu vực này trở thành trung tâm sản xuất chip hàng đầu thế giới trong tương lai.

Trợ cấp 49 tỷ USD, châu Âu tham vọng trở thành khu vực sản xuất chip hàng đầu thế giới  - Ảnh 1.

Việc thiếu hụt chip bán dẫn đã tạo ra rủi ro lớn nhất đối với quá trình hồi phục kinh tế của EU do đại dịch COVID-19 để lại. Vào năm 2021, Uỷ ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch đầu tư 20% quỹ phục hồi đại dịch, có giá trị 750 tỷ USD vào các dự án công nghệ. Từ trước đến nay, EU đã phải dựa vào thị trường sản xuất chip tại châu Á cũng như năng lực sản xuất của EU trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Do đó, EU đang tích cực triển khai kế hoạch tự chủ chiến lược trên mọi lĩnh vực và sản xuất chất bán dẫn là một phần trong kế hoạch tự chủ về công nghiệp.

Trên thực tế, các công ty châu Á hiện đang chiếm ưu thế về sản xuất chip, dẫn đầu là công ty TSMC của Đài Loan chiếm khoảng 50% doanh thu sản xuất chip trên toàn cầu. Ngoài ra còn có Samsung của Hàn Quốc và UMC của Đài Loan. Mới đây, ngày 21/1, hãng công nghệ Intel của Mỹ cũng thông báo sẽ đầu tư 20 tỷ USD vào hai nhà máy mới ở bang Ohio (Mỹ) để sản xuất chip tiên tiến. Trước đó, hồi tháng 9/2021, Intel đã động thổ hai nhà máy chip ở bang Arizona. Đây được xem là một phần trong nỗ lực giành lại vị thế là nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu trong bối cảnh thiếu hụt chip toàn cầu.

Mặc dù có một số thế mạnh trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, song châu Âu lại thua xa châu Á nói riêng về việc sản xuất loại chip cao cấp nhất. EU dường như không có công ty nào có thể sản xuất chip tiên tiến nhất ở thời điểm hiện tại. Châu Âu hiện có rất ít cơ sở chế tạo để sản xuất chip hơn 22 nanomet. Sản xuất của Intel ở Ireland là một ngoại lệ, vì nhà máy sản xuất các chip 14 nanomet và công ty đang tìm cách đưa công nghệ 7 nanomet vào địa điểm này.

Peter Hanbury, nhà phân tích lĩnh vực bán dẫn tại công ty nghiên cứu Bain, nói với CNBC: không thực tế khi nghĩ rằng các công ty trong EU có thể bắt kịp để phát triển chip điện tử với công nghệ từ 22 nanomet đến 2 nanomet.

Nanomet là đơn vị đo kích thước của các bóng bán dẫn, các bóng bán dẫn có kích thước nhỏ sẽ có khả năng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn, nên chúng có thể thực hiện nhiều tác vụ tính toán hơn. Ví dụ, con chip trong iPhone mới nhất của Apple là 5nm, đây được coi là những con chip tiên tiến hàng đầu.

Theo Geoff Blaber, Giám đốc điều hành của CCS Insights, mục tiêu tăng gấp đôi thị phần sản xuất chip toàn cầu của EU lên 20% là một "tham vọng cực kỳ cao" đối với EU. "Tập trung vào sản xuất là thách thức lớn nhất tại đây", Blaber cho biết.

Khi các quốc gia và khu vực trên thế giới tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp chất bán dẫn của mình, ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút nhân tài và các công ty đầu tư. Trước đó, Hạ viện Mỹ cũng thông qua Đạo luật cạnh tranh, trong đó tài trợ 52 tỷ USD cho ngành công nghiệp bán dẫn. Các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này.

So với Mỹ, nguồn tài trợ của châu Âu vẫn ít hơn. EU cũng gặp khó trong việc thu hút các nhà sản xuất chip lớn trên thế giới. "Thách thức hàng đầu sẽ là thu hút những nhà sản xuất mới đến EU. Cụ thể, EU phải trở thành một địa điểm hấp dẫn hơn so với các khu vực địa lý khác", Hanbury nói.

EU đang cố gắng thu hút các nhà sản xuất chip hàng đầu. Intel đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip mới ở châu Âu, mặc dù địa điểm cụ thể vẫn chưa được chọn. TSMC đang trong giai đoạn đầu đánh giá và xem xét thành lập cơ sở sản xuất của mình ở châu Âu nhưng chưa có khoản đầu tư cụ thể nào được công bố. Trong khi đó, công ty này đã xác nhận đang xây dựng nhà máy mới ở Nhật Bản và Mỹ./.

Bài liên quan
  • Hàn Quốc sẽ ban hành luật đặc biệt hỗ trợ các nhà sản xuất chip
    Ngày 11/11, Đảng cầm quyền Hàn Quốc đã đề xuất một dự luật đặc biệt nhằm hỗ trợ và miễn trừ một số quy định về giờ làm việc cho các nhà sản xuất chip, nhằm đối phó với những rủi ro tiềm ẩn từ sự thay đổi chính sách thương mại của Mỹ khi ông Donald Trump lên cầm quyền.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Trợ cấp 49 tỷ USD, châu Âu tham vọng trở thành khu vực sản xuất chip hàng đầu thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO