Chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về công nghệ và kỹ năng mềm để thích ứng CMCN 4.0

LP| 16/08/2019 21:10
Theo dõi ICTVietnam trên

5,7% công dân ASEAN đã mất việc do kỹ năng không còn phù hợp hoặc bị thay thế bởi công nghệ.

Giới trẻ ASEAN chưa quan tâm nhiều đến khoa học - công nghệ

Tại Hà Nội, hôm nay (16/8), WEF công bố một khảo sát mới về các kỹ năng công nghệ đối với tương lai nghề nghiệp của người trẻ trong khu vực ASEAN. 

56.000 công dân ASEAN nằm trong độ tuổi từ 15 – 35 đã tham gia khảo sát. Khi được hỏi về mong ước tương lai, 33% giới trẻ Đông Nam Á muốn làm việc trong lĩnh vực kinh tế, 19% bày tỏ khao khát được làm việc tại các công ty đa quốc gia nước ngoài. 18% số người được hỏi đang làm việc trong các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME).

Tuy nhiên, chỉ 8% số người được hỏi muốn tiếp tục làm việc trong các SME. Lý do là các công ty nhỏ mang đến ít cơ hội được đào tạo hơn so với các DN lớn. 

Cũng theo khảo sát, 5,7% trong số 56.000 người được hỏi cho biết, họ đã mất việc do kỹ năng không còn phù hợp hoặc bị thay thế bởi công nghệ. 

Một điểm đáng chú ý nữa là có tới 9% giới trẻ cho rằng, các kỹ năng của họ đã trở nên lỗi thời trên thị trường lao động. Trong khi đó, 52% người được hỏi nhận thức rằng họ sẽ phải cập nhật liên tục các kỹ năng trong suốt cả cuộc đời. 

Giới trẻ khu vực ASEAN dường như chú trọng đến các kỹ năng mềm nhiều hơn là các kỹ năng về khoa học, kỹ thuật, toán học và công nghệ (STEM).

Những kỹ năng nghề nghiệp quan trọng theo suy nghĩ của giới trẻ tại khu vực Đông Nam Á. Nguồn: WEF

Các kỹ năng sáng tạo và đổi mới, nói được nhiều ngôn ngữ được giới trẻ Đông Nam Á coi là quan trọng nhất. Họ cũng tự tin về các kỹ năng mềm của mình. Toán học và phân tích dữ liệu là những kỹ năng ít được chú ý nhất. 

Chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về công nghệ và kỹ năng mềm

Phát biểu tại buổi công bố, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Công nghệ sẽ thay đổi rất nhanh, nhưng người dân và chính phủ thì lại không thể thay đổi nhanh như vậy. Đây chính là thách thức lớn nhất của Việt Nam. 

Do đó, một trong những việc mà Việt Nam đã thực hiện chính là thay đổi con người, để họ có thể thích nghi tốt hơn đối với sự thay đổi.

Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng

“Muốn làm được điều đó, chúng ta không chỉ đào tạo về công nghệ mà còn phải đào tạo họ cả về kĩ năng mềm”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Justin Wood, người đứng đầu WEF tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết rất khó để có thể dự đoán cách mà công nghệ thay đổi tương lai của các ngành nghề lao động.

Tuy vậy, ông cho biết, có một điều chắc chắn là người lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc gia tăng, “vòng đời” của các kỹ sư cũng sẽ bị rút ngắn. Giới trẻ ASEAN thực sự nhận thức được điều này. 

Thông tin chi tiết hơn về Khảo sát, bạn đọc có thể tìm tại đây: http://www3.weforum.org/docs/WEF_ASEAN_Youth_Survey_2019_Report.pdf?fbclid=IwAR0AT4x21fB-Fiv9aGgYRVFbSwmzeuGkHjL6UkEbH71JPnB7lPSqd5_6d8U

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về công nghệ và kỹ năng mềm để thích ứng CMCN 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO