Make in Vietnam

Chuyển đổi số quốc gia và những kết quả đáng ghi nhận

BT 03/11/2022 09:53

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia (CĐSQG). Để chuyển đổi số nhanh chóng đạt hiệu quả cụ thể, thiết thực hơn nữa, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành.

Tính đến nay, chương trình CĐSQG đã đạt được các kết quả quan trọng trên cả Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Tính đến tháng 6/2022, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 10,41%, tăng mạnh so với mức 9,6% tại cuối năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cách khá xa mục tiêu đặt ra tới năm 2025 là 20% GDP. Cả nước đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương thành lập ban chỉ đạo về chuyển đổi số. Công cuộc chuyển đổi số đã và đang lan tỏa tới tất cả các cấp, các ngành; 100% bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn ban chỉ đạo chuyển đổi số.

Các cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng cho Chính phủ số được đẩy mạnh triển khai, đây là điều kiện tiên quyết để triển khai Chính phủ số. Đáng chú ý là CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc; Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện (một cửa) đến dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp... Ngoài ra, các CSDL quốc gia khác như: Bảo hiểm, hộ tịch, đăng ký doanh nghiệp đã đi vào vận hành ổn định, đang mang lại hiệu quả tích cực. CSDL quốc gia về đất đai đang được tích cực triển khai; bước đầu thí điểm chia sẻ thông tin dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư.

Theo Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an): Việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chip (Hiện đạt 71,8 triệu thẻ) mở ra cơ hội mới trong ứng dụng phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bộ Công an cũng đã triển khai xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử, chính thức cấp tài khoản định danh điện tử, đưa hệ thống vào vận hành kể từ ngày 18/7/2022. Việc ứng dụng tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh xác thực điện tử là bước cải cách đột phá về thủ tục hành chính. Giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi, giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế rất to lớn, như tiết kiệm 5.385 tỷ đồng tiền phát hành 107,7 triệu thẻ ATM hiện đang sử dụng khi triển khai sử dụng thẻ căn cước công dân để thay chức năng của thẻ ATM.

Một trong những trở ngại lớn nhất để thực hiện chuyển đổi số là thiếu kỹ năng số. Để bồi dưỡng kỹ năng số hiệu quả cho gần 100 triệu người dân Việt Nam, Bộ TTTT đã triển khai nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại địa chỉ website: onetouch.mic.gov.vn. Đến nay, Bộ đã triển khai 5 khóa học về chuyển đổi số cho lực lượng chuyên trách, lực lượng nòng cốt chuyển đổi số, cán bộ cấp xã và cho tổ công nghệ số cộng đồng. Bộ cũng hoàn thành thiết lập Cổng CĐSQG tại địa chỉ website: dx.gov.vn. Đây là nơi cung cấp thông tin hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số.

Bộ TTTT đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng ở từng thôn, bản, nòng cốt là thanh niên, với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà", hướng dẫn từng người dân sử dụng các nền tảng số. Đây là một trong những giải pháp đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong triển khai chuyển đổi số năm 2022. Tính đến ngày 31/8/2022, cả nước thành lập được 45.895 tổ công nghệ số cộng đồng tại 51/63 tỉnh, thành phố với 211.737 thành viên. Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của ban chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, tổ, đội.

Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến từng gia đình, người dân. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, nắm bắt kỹ năng sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản, như: Định danh điện tử cá nhân, bảo hiểm xã hội, sổ sức khỏe điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, quốc gia...

Chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng của toàn dân và chỉ thực sự thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình CĐSQG, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan tới Chiến lược CĐSQG. Cần phải phát triển đồng bộ cả về thể chế, hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số.

Tại chương trình Ngày CĐSQG, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Để đẩy mạnh CĐSQG, Thủ tướng đề nghị cần nâng cao tỷ lệ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến. Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Tập trung triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐSQG giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Tránh mọi tư duy cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu, cục bộ, sợ mất lợi ích và va chạm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ. Chú trọng đào tạo kỹ năng số gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu của CĐSQG. Các doanh nghiệp cần đẩy nhanh việc đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh lên môi trường số, thiết lập các kênh cung cấp dịch vụ số hiệu quả, nhất là thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến.../.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
Chuyển đổi số quốc gia và những kết quả đáng ghi nhận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO