Cốc cốc sắp ra mắt thêm tính năng bảo đảm ATTT cho người dùng khi lướt web

PV| 20/11/2020 09:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo đại diện Cốc cốc, trong thời gian tới, trình duyệt này sẽ ra mắt tính năng duyệt web và tìm kiếm an toàn để bảo vệ ATTT cho người dùng khi lướt web.

Sẽ ra mắt nhiều tính năng bảo vệ ATTT cho người dùng

Trong thời gian tới, bên cạnh các tính năng sẵn có giúp người dùng kiểm soát sự an toàn khi lên mạng như lọc quảng cáo, khóa trình duyệt và chế độ truy cập ẩn danh, Cốc Cốc sẽ phát triển thêm hai tính năng mới. Một là tính năng duyệt web an toàn, cho phép người dùng báo cáo các trang web lừa đảo, độc hại tới Cốc Cốc, sau đó Cốc Cốc sẽ kiểm tra và cảnh báo rộng rãi tới toàn thể người dùng. Hai là tính năng tìm kiếm an toàn, cho phép người dùng tránh tiếp cận các nội dung nhạy cảm ở một thời điểm do người dùng quy định, hoặc không phù hợp với người dùng dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, Cốc Cốc hiện có kế hoạch phối hợp cùng các cơ quan truyền thông và chính phủ xử lý vấn nạn tin tức giả. Cụ thể, Cốc Cốc sẽ gặp gỡ cơ quan truyền thông và hỏi ý kiến về việc hỗ trợ tìm kiếm tin giả. Dựa trên cơ sở những nguồn tin chính thống và hành động báo cáo nghi ngờ tin giả của người dùng hay các trang báo cáo tin tức, Cốc Cốc sẽ hạ những tin tức đó và đưa ra cảnh báo cho người dùng rằng đây là tin tức giả.

Sau 3 tuần đã có hơn 600 bài chia sẻ các tình huống lừa đảo trên mạng

Bên cạnh việc ra mắt các tính năng bảo đảm ATTT cho người dùng, trong thời gian qua, Cốc Cốc đang hướng tới việc người dùng chia sẻ các bài học khi lướt web để xây dựng môi trường mạng an toàn thông qua chiến dịch "Chuyện lên mạng".

Sau 3 tuần phát động cuộc thi chia sẻ các tình huống lừa đảo trên mạng, tính đến ngày 16/11/2020, "Chuyện lên mạng" đã nhận được hơn 600 bài dự thi, duyệt đăng hơn 160 bài và thu hút hơn 175.000 lượt xem trên website. Đây là các bài thi đúng chủ đề, đáp ứng yêu cầu của cuộc thi và không sao chép các bài viết đã có trên website, báo chí và Internet.

Sau khi cuộc thi kết thúc, Cốc Cốc vẫn sẽ duy trì website bằng việc tiếp tục cập nhật những câu chuyện được gửi về để người dùng có thể tra cứu thông tin bất cứ lúc nào.

Cốc cốc đưa ra cẩm nang bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro khi lên mạng - Ảnh 1.

Thông qua chuyenlenmang.vn, người dùng có thể thoải mái chia sẻ những "cú lừa" mà mình trực tiếp gặp phải hoặc đã từng biết đến, hoặc tham khảo hàng trăm câu chuyện "tai nạn đường lên mạng" mà cộng đồng cùng đóng góp. Tất cả trải nghiệm này đều sẽ trở thành những bài học bổ ích giúp mọi người cảnh giác hơn, trải dài từ chủ đề hack tài khoản, giả danh, lừa tình, thông tin giả cho đến lừa sạch vốn khi đi tìm việc làm.

Đặc biệt, với mỗi bài dự thi được đăng tải trên website, Cốc Cốc sẽ đóng góp 100.000 đồng vào Blue Dragon Children’s Foundation (Tổ chức Trẻ em Rồng xanh). Số tiền này được dùng để tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể tại nhà trường và truyền đi thông điệp "Lên mạng an toàn - Phòng chống nạn mua bán người, xâm hại trẻ em" tới các bạn học sinh. Chi tiết các hoạt động này sẽ được Cốc Cốc công bố trong thời gian tới.

Từ ngày 16/11/2020, người dùng vẫn có thể xem lại hoặc tiếp tục đóng góp câu chuyện "tai nạn đường lên mạng" tại website chuyenlenmang.vn để cảnh báo mọi người.

Chuyện lên mạng là một trong những hoạt động trọng tâm của Cốc Cốc trong nửa cuối năm 2020. Chiến dịch lần này của Cốc Cốc được kỳ vọng sẽ góp phần lan tỏa nhận thức về vấn nạn lừa đảo và cách phòng tránh tới mỗi cá nhân đang sử dụng Internet - những người quyết định sự an toàn và tốt đẹp cho thế giới mạng, từ đó hướng tới việc xây dựng một cộng đồng mạng văn minh, lành mạnh.

Chia sẻ về chiến dịch, ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng giám đốc Cốc Cốc cho hay: "Là một trong những công ty công nghệ lớn nhất tại Việt Nam, Cốc Cốc thấy mình có trách nhiệm góp phần mang tới một môi trường Internet an toàn và lành mạnh cho người dùng Cốc Cốc nói riêng và người dùng mạng nói chung. Chiến dịch "Chuyện lên mạng" đã được ra đời với mong muốn đơn giản như vậy".

Câu chuyện chia sẻ về trải nghiệm mua game trên mạng đang được quan tâm nhất của cuộc thi "Chuyện lên mạng":

Trong cái thời đại 4.0 này, hầu hết mọi người đều có thể làm việc một cách nhanh và tiện lợi. Gọi một cú điện thoại hay tra cứu một thông tin gì đó rất là nhanh chống. Bên cạnh đó nhiều đối tượng đã lợi dụng những cách thức vô cùng chuyên môn để lợi dụng lòng tin để lừa đảo. Trong đó mình từng là nạn nhân của việc bị lừa bởi một đối tượng trên mạng.

Mình chơi game Liên Quân Mobile đã được 1 năm trời, lúc đó thì mình cũng là người tham gia tựa game bày khá trễ, vì vậy minh đã tìm hiểu cách thức mua account (tài khoản) game trên facebook. Vì đây là game cày để có tiền và ngọc nếu cày tay không thì sẽ lâu lắm, nên mình chỉ còn cách mua account qua trung gian.

Mình có tham gia một hội nhóm trên Facebook và đăng bài mua account game trên đó và kết quả đã vào tầm ngắm của một tên "cao thủ" lừa đảo. Hắn ta liền nhanh chống kết bạn và mời chào mình là có một số account game rất ngon từ những ngày đầu game ra mất. Vì tính mình thường hay tin người nên rất dễ bị những lời ăn tiếng ngọt của bọn này mua chuộc.

Thế là sau khi tên đó gửi qua một số thông tin về nhân vật trong game và mình rất là "khoái" vì account này rất được và còn rẻ nữa. Sau khi bàn giá thì tên lừa đảo quyết định bán cho mình giá 400.000 đồng. Sau khi chuyển khoản thì đợi chừng 30 phút sau thì tên đó mới nhắn lại. Hắn ta nhanh trí đòi mình thêm 1 card game 50.000 đồng và đó hắn gọi là phí trung gian (đây là hắn chưa nói từ lúc đầu và khi chuyển khoản xong hắn mới báo). Vì đã chuyển số tiền trước nên mình rất là khó chịu với thái độ của tên này. Mình có gọi điện thì hắn bảo cứ chuyển thêm tiền phí đi là có account. Lúc đó không hiểu sao mình lại ngu dốt mà mua 1 card game để chuyển cho hắn. Và thế là "bùm", hệ thống messenger bị block (chặn) mà mình gọi điện thoại cũng không được. Thế là mình đã bị lừa rồi.

Sau khi tìm hiểu thì mình đã được nhiều bạn bè chỉ cách nhưng đây chỉ là phần trăm để không bị lừa ít hơn thôi.

1. Đừng mua account theo kiểu trung gian qua hình thức chuyển khoản.

2. Hãy gia nhập 1 group về mua bán và đăng hình ảnh facebook cá nhân của người bán để xem có ai trong nhóm đó bị lừa đảo trước không.

3. Tìm hiểu những trang mua bán uy tín qua Youtube có những lượng người đăng kí cao (thường trên 1.5 triệu người đăng kí).

4. Nên mua theo hình thức trực tiếp, bạn còn có thể nắm đầu và tẩn cho đứa lừa đảo.

Đó là những kinh nghiệm của mình, còn các bạn hãy là người sử dụng mạng thông minh, đừng tin tưởng bất kì ai để bị thất thoát tiền bạc.

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc những trải nghiệm của mình.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cốc cốc sắp ra mắt thêm tính năng bảo đảm ATTT cho người dùng khi lướt web
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO