Cơn sốt tác phẩm số NFT đã trở lại?

Phương Nguyễn| 27/06/2021 10:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Không còn là cuộc chơi của giới đầu tư tiền ảo, ngày càng có nhiều các nghệ sĩ bắt đầu dấn thân vào NFT với sự nở rộ của chợ số và các startup có liên quan.

NFT (Non-fungible token) là dạng vật phẩm số không thể bị chia nhỏ, được lưu trữ vĩnh viễn trên chuỗi khối (blockchain), qua đó không thể bị làm giả, sửa chữa hoặc chiếm đoạt quyền chủ sở hữu một cách phi pháp.

Cùng với cơn sốt tiền ảo từ đầu năm nay, NFT cũng tạo ra cơn sốt với tác phẩm NFT đắt giá nhất được bán đấu giá thành công hồi tháng 3. Đó là bức tranh “Everydays: The First 5,000 Days” có giá 69 triệu USD của họa sĩ nghệ danh Beeple.

Cơn sốt tác phẩm số NFT đã trở lại? - Ảnh 1.

NFT đã biến việc buôn bán các tác phẩm số trở nên khả thi.

Nhưng khi thị trường tiền ảo đi xuống, cơn sốt NFT bắt đầu hạ nhiệt, khiến người ta hoài nghi phải chăng bong bóng NFT đã phát nổ.

Trái ngược điều đó, gần đây, mọi sự chú ý lại được đổ dồn sang NFT khi càng lúc càng có nhiều hơn các nghệ sĩ tích cực tham gia thị trường này cùng lúc với sự nở rộ của chợ số và các startup về NFT.

Nhộn nhịp chợ NFT

Hôm 24/6, Binance đã nổ phát súng tiếp theo ở thị trường NFT bằng việc khai trương chợ số của riêng mình, trưng bày các tác phẩm của 100 nghệ sĩ tài năng trên khắp thế giới. Cùng với đó, Binance cho phép người dùng cá nhân tự trưng bày và buôn bán các tác phẩm do bản thân tự sáng tác.

Cú nổ ở sàn tiền số lớn nhất thế giới đã kéo dòng tiền vào NFT tăng mạnh. Cùng thời điểm, một chợ số khác là Rarible thông báo đã gọi được 14,2 triệu USD ở vòng gọi vốn Series A, theo sau là chợ số OpenSea gọi được 23 triệu USD, SuperRare gọi được 9 triệu USD. Trước đó, Bitski đã gọi được 19 triệu USD để trở thành Shopify ở thị trường NFT.

Người người bán NFT

Cùng với sự nở rộ của chợ số NFT, cảnh người bán kẻ mua cũng dần trở nên nhộn nhịp. Tuần trước, cha đẻ World Wide Web quyết định bán đấu giá mã nguồn nguyên thủy mà ông từng dùng để tạo ra cơ sở cho sự kết nối của hàng triệu website ngày nay.

Nhưng giờ đây câu chuyện số hóa tác phẩm nghệ thuật và đem bán dưới dạng NFT đã không còn là chuyện riêng của dân công nghệ. Họa sĩ Beeple cho biết, đang hợp tác với cựu số 1 thế giới Andy Murray để số hóa khoảnh khắc tay vợt người Anh này giành chức vô địch Wimbledon 2013, một trong bốn giải Grand Slam lớn nhất của môn quần vợt.

Sức hút của NFT còn thu hút Marvel, xưởng sản xuất phim siêu anh hùng nổi tiếng nhà Disney. Marvel cho biết, đã bắt tay hợp tác với VeVe để phát hành bộ sưu tập, mô hình 3D dạng NFT của các siêu anh hùng trứ danh như Spider-Man, nhóm Avengers vào cuối năm nay.

Cơn sốt tác phẩm số NFT đã trở lại? - Ảnh 2.

Ngày càng có nhiều chợ NFT được mở ra để người dùng tham gia buôn bán.

Câu chuyện bán tác phẩm số chắc chắn không thể thiếu các ca sĩ, nhạc sĩ. Hồi tháng 3, Kings of Leon đã trở thành nhóm nhạc đầu tiên phát hành album mới dưới dạng NFT.

Giờ đây đã có thêm nhiều nghệ sĩ toàn cầu làm điều này. Rapper nổi tiếng Jay-Z, chồng nữ danh ca Beyoncé, sẽ bán đấu giá album đầu tay Reasonable Doubt dưới dạng NFT.

Còn ít ngày trước, đoạn video miêu tả chân dung Lady Gaga đã được bán với giá 15.120 USD ở nhà bán đấu giá Phillips trong tuần lễ nghệ thuật đương đại ở New York. Đây là tác phẩm NFT lấy cảm hứng từ bức họa cái chết của Marat năm 1793.

Việc các nhà bán đấu giá danh tiếng như Phillips, Christie's hay Sotheby's chấp nhận bán đấu giá tác phẩm NFT và thanh toán bằng tiền ảo hứa hẹn mở ra một chương mới cho sự phát triển của nghệ thuật đương đại.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Cơn sốt tác phẩm số NFT đã trở lại?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO