Công bố Báo cáo tài nguyên Internet 2018: Bứt phá về triển khai IPv6

Lan Phương, Ảnh: Mạnh Vỹ| 05/12/2018 17:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2018 đánh dấu bước cải tiến quan trọng về đăng ký tên miền “.vn” và sự bứt phát trong triển khai IPv6.

Ngày 05/12/2018, trong khuôn khổ Hội thảo “Internet Day 2018”, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã chính thức công bố “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018”.

Ông Trần Minh Tân, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ TTTT, cho biết: Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2012 và từ đó đến nay đã trở thành báo cáo thường niên cung cấp số liệu và kết quả phát triển tài nguyên Internet hàng năm của Việt Nam, qua đó phản ánh về hoạt động Internet và sự tăng trưởng của kinh tế Internet Việt Nam trên khía cạnh phát triển tài nguyên Internet.

Ông Trần Minh Tân, Giám đốc VNNIC công bố Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018

Tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ) là tham số định danh cho các thực thể tham gia vào hoạt động Internet, vì vậy là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của hệ sinh thái số. Tại Việt Nam, tài nguyên Internet song hành và là nhân tố góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của mạng và dịch vụ tại Việt Nam.

Năm 2018 đánh dấu bước cải tiến quan trọng trong việc quản lý hồ sơ đăng ký tên miền “.vn”. Tên miền “.vn” đã chính thức được đăng ký hoàn toàn trực tuyến qua hồ sơ điện tử mà vẫn đảm bảo tính pháp lý, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng. Tính tới hết ngày 31/10/2018, có 460.412 tên miền “.vn” đang duy trì sử dụng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tên miền “.vn” đăng ký mới năm 2018 đạt 119.737 tên. Tên miền “.vn” có tỉ lệ tăng trưởng thực dương trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tên miền quốc tế, bao gồm cả tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD). Nhiều ccTLD khác trong khu vực và trên thế giới suy giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm.

Những chỉ số nổi bật về tài nguyên Internet Việt Nam 2018

Nổi bật nhất trong mảng tài nguyên số năm 2018 là sự bứt phá trong kết quả ứng dụng triển khai IPv6 của Việt Nam. Tính đến 31/10/2018, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 21%, đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 7 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Mỹ, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan và Canada). Năm 2018, Việt Nam vượt qua Australia và New Zealand lên vị trí thứ 19 toàn cầu với hơn 11 triệu người sử dụng IPv6 (công bố bởi tổ chức quản lý địa chỉ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương APNIC và Cisco). Đối với khối cơ quan Đảng, Nhà nước, năm 2018 đã ghi nhận sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức trong việc triển khai ứng dụng IPv6.

Các cơ sở hạ tầng trọng yếu phục vụ cho hoạt động Internet Việt Nam (mạng máy chủ tên miền quốc gia DNS, Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX) duy trì hoạt động tốt. Mạng máy chủ tên miền quốc gia (DNS) gồm có 07 cụm máy chủ (5 trong nước, 2 nước ngoài với hơn 70 điểm trên toàn cầu), 05/07 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6, phục vụ truy vấn tên miền quốc gia, quốc tế.

Lưu lượng trao đổi qua VNIX không ngừng tăng trưởng. Tính đến hết 31/10/2018, tổng lưu lượng đã trao đổi qua VNIX đạt 541.008 Tetabyte. Trong năm 2018 (tính đến hết tháng 10), lưu lượng trao đổi qua VNIX là 61.048 Tetabyte. Hệ thống VNIX được xây dựng tại 4 điểm TP. Hà Nội (Yên Hòa, Hòa Lạc), TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, trong đó tổng lưu lượng trao đổi qua các điểm tại TP. Hà Nội chiếm 47,68%, TP. Hồ Chí Minh chiếm 51,81% và TP. Đà Nẵng chiếm 0,51%.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết về Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018 tại: https://vnnic.vn/sites/default/files/whitebook/BaoCaoTainguyenInternet2018.pdf

Bài liên quan
  • Quản lý tài nguyên Internet tại Việt Nam tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
    Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT, các quy định về quản lý tài nguyên Internet tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP là hành lang pháp lý hiệu quả để hiện thực hóa nhiều mục tiêu, trong đó thiết lập môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động, dịch vụ trên Internet để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Công bố Báo cáo tài nguyên Internet 2018: Bứt phá về triển khai IPv6
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO