Covid-19 đã thay đổi văn hoá làm việc theo lối 'gia trưởng' của Nhật Bản như thế nào?

Lục Lam| 14/04/2020 14:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản và hàng chục nghìn nhân sự được tuyển dụng mỗi năm vào một trong những nền văn hoá làm việc khắc nghiệt nhất thế giới, không có gì quan trọng hơn tuần đầu tiên của tháng 4. Tuy nhiên, thời gian ấy trong năm nay lại hoàn toàn khác so với những gì đã diễn ra kể từ Thế chiến II.

Tại Nhật bản, những ngày bắt đầu của năm tài chính có hơn 100.000 sinh viên mới tốt nghiệp được giới thiệu vào các địa điểm làm việc. Khi đó, họ sẽ phải thực hiện một loạt những quy tắc và lễ nghi có thể chi phối toàn bộ sự nghiệp của họ. 

Hình ảnh về những bộ suit mới, những đôi giày bóng bẩy và những chiếc túi xách đầu tiên đều rất hấp dẫn và ấn tượng. Dẫu vậy, theo giám đốc điều hành của 1 phòng khám tư tại Nhật Bản, quan trọng hơn là những thứ đó đại diện cho điều gì, đó là 1 thế hệ mới chuẩn bị gánh vác tương lai của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Tuy nhiên, tuần đầu tiên của năm tài chính 2020 lại không hề giống với những gì đã diễn ra kể từ sau Thế chiến II, khi Tokyo và những khu vực khác của Nhật Bản đều trong tình trạng khẩn cấp do Covid-19 bùng phát.

Kakeru Suzuki, 22 tuổi, tốt nghiệp Đại học Tokyo, đã gia nhập tập đoàn thương mại điện tử Rakuten trong tháng này. Tuy nhiên, anh vẫn chưa gặp sếp hay các đồng nghiệp mới. Thay vì bước vào văn phòng, anh được đào tạo qua ứng dụng Zoom, sử dụng máy tính mới công ty cung cấp cho toàn bộ nhân viên.

Suzuki chia sẻ: "Cách thức làm việc của mọi người sẽ thay đổi trước và sau khi Covid-19 diễn ra. Hơn nữa, làm việc trực tuyến sẽ trở thành một điều bình thường mới. Tôi cảm thấy mình như đang chứng kiến một bước ngoặt của quá trình thay đổi, khi mọi hoạt động đào tạo của tôi được thực hiện qua internet." 

Trong một bài phát biểu trực tuyến vào đầu tháng 4, ông Hiroshi Mikitani– CEO và nhà sáng lập của Rakuten, đã kêu gọi 700 nhân viên mới duy trì việc giãn cách xã hội. Ông cho hay: "Xã hội sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau khi vượt qua những khó khăn nay. Từ hôm nay, chúng ta là một nhóm, bởi vậy đừng quên các bạn là những người có chuyên môn. Và hãy chắc chắn rằng mình đóng vai trò là hình mẫu cho xã hội."

Covid-19 đã thay đổi văn hoá làm việc theo lối gia trưởng của Nhật Bản như thế nào?  - Ảnh 1.

Hiện tại, các công ty ở Nhật Bản đang vội vã thích nghi khi sự bùng phát của dịch bệnh đã thay đổi những quy tắc làm việc truyền thống. Ví dụ, một số công ty như ngân hàng đầu tư Nomura đã yêu cầu nhân viên mới đến làm việc tại các chi nhánh trên khắp Nhật Bản. Họ đã huỷ bỏ cuộc họp có sự góp mặt của toàn bộ công ty ở Tokyo theo truyền thống, dù đây từng được coi là cuộc họp quan trọng đầu tiên với ban giám đốc. 

Tại Nhật Bản, đại dịch hiện vẫn chưa dẫn đến tình trạng sa thải một loạt như ở các nước châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất truyền thống, vốn không có đủ điều kiện để làm việc từ xa, đang gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi hoạt động khi chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Ở một số công ty, nhân viên mới được yêu cầu ở nhà trong 2 tuần và không được đào tạo.

Akihiko Shido– giám đốc điều hành của nhà cung cấp phụ tùng ô tô Yorozu, cho biết: "Chúng tôi không lường trước được tình huống này, bởi vậy chúng tôi không thể chuẩn bị cho các khoá đào tạo trực tuyến cho nhân viên mới". Hiện tại, Yorozu đã hoãn sự kiện chào đón 100 nhân viên mới cho đến ngày 16/4.

Tại Honda, các nhân viên mới đều được tham gia lớp đào tạo trực tuyến về lịch sử và giá trị của tập đoàn trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, đại dịch đã gây xáo trộn cho những phần khác trong lịch trình đào tạo của nhân viên mới. Mỗi năm, các "tân binh" sẽ đến thăm các nhà máy và đại lý – đây được công ty coi là một kinh nghiệp học hỏi quan trọng. Hoạt động này cũng bị hoãn vì Covid-19.

Ngoài ra, sự lây lan của Covid-19 có thể ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp ở Nhật Bản theo những cách khác. Việc phong toả một phần đối với các thành phố lớn dự kiến sẽ tạo thêm áp lực cho các công ty, khiến họ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng với việc làm từ xa.

Theo một cuộc khảo sát gần đây do Line và Bộ Y tế Nhật Bản thực hiện từ ngày 31/3 đến 1/4 về vấn đề lao động và phúc lợi, chỉ có 5,6% trong số 24 triệu người được hỏi cho biết họ đang làm việc từ xa.

Covid-19 đã thay đổi văn hoá làm việc theo lối gia trưởng của Nhật Bản như thế nào?  - Ảnh 2.

Hiroaki Nakanishi – chủ tịch của Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản Keidanren, cho biết: "Ngay cả khi chúng tôi yêu cầu các công ty đảm bảo thực hiện các biện pháp đó, nhưng vẫn rất khó để yêu cầu nhiều hơn khi họ không thể thực hiện."

Nhà cung cấp phụ tùng ô tô Yorozu đã triển khai hoạt động làm việc từ xa cho các nhân viên làm việc tại trụ sở Yokohama từ tháng nay, nhưng quá trình chuyển đổi lại không hề suôn sẻ. Ông Shido cho hay: "Đây là một điều rất mới với chúng tôi. Chúng tôi đang gặp khó khăn trong nhiều vấn đề, kể cả tương tác. Nhưng cũng không còn lựa chọn nào khác trong tình huống khẩn cấp và đó sẽ là cơ hội để chúng tôi thích nghi."

Bên cạnh việc đào tạo nhân viên mới, các giám đốc điều hành cho biết tuần đầu tiên của năm tài chính còn là dịp giới thiệu với họ về văn hoá lao động cật lực,  của Nhật Bản. Giám đốc điều hành của một công ty dược phẩm tầm trung có trụ sở tại đảo Kyushu chia sẻ: "Toàn bộ Nhật Bản hoạt động theo ý tưởng này đối với quá trình làm việc nhóm. Thời điểm quan trọng nhất để trình bày về ý tưởng đó là ngày đầu tiên gia nhập công ty. Theo đó, việc này sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng bạn hiện là một phần của gia đình này."

Những thay đổi trong văn hoá làm việc còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế Nhật Bản. Khoảng thời gian bận rộn nhất trong năm của nhà bán lẻ comple Aoyama Trading thường là thời điểm bắt đầu năm tài chính mới, bởi họ thường đóng vai trò quan trọng trong các buổi lễ tại các công ty và trường đại học. Tuy nhiên, công ty này đã chịu ảnh hưởng nặng nề do số lượng đơn đặt hàng bị huỷ tăng mạnh trong những tuần gần đây.

Hibiya Kadan– chủ một chuỗi cửa hàng hoa tại Tokyo, đang phải giảm giá một nửa các sản phẩm của mình, sau khi hơn 1,6 triệu đơn đặt hàng bị huỷ, một phần là do các công ty đều hoãn tổ chức lễ chào đón nhân viên mới.

Tham khảo Financial Times 

Covid-19 đã thay đổi văn hoá làm việc theo lối gia trưởng của Nhật Bản như thế nào?  - Ảnh 5.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Covid-19 đã thay đổi văn hoá làm việc theo lối 'gia trưởng' của Nhật Bản như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO