Các chuyên gia cho biết các hoạt động xã hội và giải trí nhờ thực tế ảo (VR) sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong dài hạn khi mọi người bị mắc kẹt tại nhà để bảo vệ mình trước đại dịch COVID-19.
Thiết bị thực tế ảo (VR) tiên tiến đã phổ biến từ nhiều năm nay. Nhưng ngay cả khi công nghệ này đã được cải tiến rất nhiều, thì vẫn chưa bao giờ có thể hấp dẫn mọi người ra khỏi thế giới thực. Các thiết bị cồng kềnh, đắt đỏ và trải nghiệm VR thường chưa hẳn là tuyệt vời như mong muốn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng nhanh chóng trên toàn cầu thì có lý do để suy nghĩ lại về công nghệ VR. Nhưng liệu việc đó có thuyết phục mọi người đang ở nhà chuyển sang VR khi họ ưu tiên chơi game và chat hơn?
Sylvia Pan, Giảng viên về VR tại Goldsmiths, Đại học London cho biết: "Tôi đã nghiên cứu về VR trong ít nhất 15 năm. Tôi có thiết bị ở nhà, nhưng tôi hiếm khi sử dụng đến".
Pan, cũng là người dạy các khóa học về VR trên Coursera, cho biết đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhiều người sử dụng VR theo cách mà họ đã từng sử dụng trước đó. Một số người cũng bắt đầu sử dụng lại các thiết bị VR sau khi không sờ đến trong một thời gian dài.
Pan cho biết cô bắt đầu sử dụng Oculus Quest của mình thường xuyên hơn khi tình hình ở Anh trở nên tồi tệ hơn. Thay vì đến phòng tập thể dục, cô luyện tập nhờ sử dụng Dance Central, một trò chơi âm nhạc có sẵn trên nhiều nền tảng khác nhau. Và cô cũng dừng tham gia các cuộc họp, thay vào đó, chọn gặp gỡ mọi người qua các ứng dụng hội nghị Mozilla Hubs và AltspaceVR của Microsoft.
Pan cũng không phải là người duy nhất có ý tưởng này. Bộ phận AltspaceVR cho biết đã nhận được rất nhiều yêu cầu để giúp tổ chức các hội nghị trong đại dịch.
Pan cho biết thêm: "Mặc dù tôi không thể nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt của một người cụ thể (trong một cuộc họp VR), nhưng bằng cách nào đó, nó thực sự mang đến cho bạn thứ gì đó mà Zoom và các cuộc họp trực tuyến khác không thể mang lại. Tôi nghĩ rằng đó là cảm giác về không gian ở một nơi nào đó với ai đó và tôi có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình giống như cách tôi làm trong một tình huống xã hội thực sự, điều đó làm cho sự tương tác xã hội có ý nghĩa xã hội và hấp dẫn".
Mọi người có thể bật các video tập thể dục trên TV hoặc gặp gỡ mọi người qua ứng dụng hội nghị như Zoom. Ở Trung Quốc, nơi dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên, một số người đã khám phá nhiều cách ứng dụng sáng tạo hơn cho công nghệ VR.
Một số bệnh viện Trung Quốc cho phép các bác sĩ đeo thiết bị VR đến thăm bệnh nhân có nguy cơ nhiễm Covid-19 tại các khu vực cách ly. Các chương trình VR cho phép mọi người ghé thăm các điểm du lịch nổi tiếng cũng đã phổ biến trên phương tiện truyền thông xã hội.
Các công ty bất động sản cũng đã dựa vào VR. Một số công ty đã tạo ra các ứng dụng để xem ảo các ngôi nhà, giúp tăng doanh số khi các thành phố bị giới hạn đi lại. Trong hai tuần vào tháng 2 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người tiêu dùng Trung Quốc đã thực hiện hơn 3 triệu chuyến tham quan nhà nhờ VR, theo báo cáo của công ty bất động sản trực tuyến Beike. Con số cao hơn gấp 9 lần so với tháng 1.
“Thực tế ảo mở ra cánh cửa cho các bảo tàng và phòng trưng bày sự khám phá vô tận, mang đến cho du khách những trải nghiệm sống động vượt qua giới hạn của không gian vật lý”.
Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, việc chuyển giao một số công đoạn trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp bưu chính công ích thực hiện đã góp phần nâng cao tính minh bạch, tính hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời, giúp tiết kiệm chi phí cho cơ quan nhà nước.
Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
ADC (Asia Direct Cable) - Tuyến cáp mới nhất tại khu vực nội Châu Á có độ dài gần 10.000 km cáp quang biển với tổng dung lượng ban đầu trên 160 Tbps chính thức đưa vào khai thác vào ngày 19/12/2024.
Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
Vừa qua, tại Lào Cai, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) và thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà) đã chính thức được nhận bàn giao nhà tái định cư sau gần 3 tháng chờ đợi.
Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.