Cục Viễn thông kịp thời tham mưu chính sách quản lý thị trường Viễn thông

Lan Phương| 17/05/2016 10:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Chiều ngày 11/5, đồng chí Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã tới thăm và làm việc với Cục Viễn thông. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Phan Tâm và đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn làm việc với Cục Viễn thông

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn ĐứcTrung, Cục trưởng Cục Viễn thông đã báo cáo với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn về kếtquả và tình hình hoạt động của Cục trong thời gian vừa qua.

Năm 2016 Cục Viễn thông xác định rõ cáccông việc trọng tâm trong công tác quản lý kinh tế  là quản lý khuyến mại,thẻ cào và giá cước của thuê bao di động, cấp phép 4G-LTE… Đối với công tácquản lý khuyến mại, Cục đang nghiên cứu để trình lãnh đạo Bộ ban hành các biệnpháp đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng khuyến mại tràn lan của các doanh nghiệp; ngănchặn tình trạng các doanh nghiệp sử dụng khuyến mại để lách luật, phá giá thịtrường, cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời sử dụng công cụ quản lý khuyếnmại để khuyến khích thuê bao đăng ký thông tin chính xác, ưu tiên các kháchhàng trung thành, khách hàng trả sau và các thuê bao có thông tin chính xác.Đây cũng là một biện pháp hỗ trợ quan trọng để giảm lượng tin nhắn rác hiệnnay..

Đối với việc phát hành thẻ cào của các doanh nghiệpviễn thông, Cục sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để nghiên cứu, đưa ra cácchính sách quản lý nhằm thúc đẩy việc sử dụng thẻ cào của các doanh nghiệp viễnthông thành một công cụ hữu ích phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong xãhội nhưng vẫn quản lý được việc phát hành, không để xảy ra tình trạng mất antoàn về tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người sửdụng, ngăn chặn việc lợi dụng sử dụng thẻ điện thoại để lừa đảo người sử dụnghoặc làm công cụ thanh toán cho các game online có tính chất cờ bạc.

Đối với công tác quản lý giá cước, đây là một nội dungquan trọng sẽ đưa vào Nghị định bổ sung sửa đổi Nghị định 25/2011/NĐ-CP về việcQuy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, trongđó chú trọng các yếu tố cấu thành giá cước viễn thông thông qua việc quy địnhhạch toán riêng, giúp các doanh nghiệp hoàn thiện các quyết định về giá cướckết nối (giá cước giữa các doanh nghiệp), và quản lý được các hiện tượng bánphá giá dưới giá thành. Bên cạnh đó, vừa qua, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệpđã có hiệu lực từ 1/7/2016, trong đó có một số quy định mới đòi hỏi pháp luậtchuyên ngành cần phải có sự thay đổi cho phù hợp, đặc biệt là quy định về điềukiện và giấy phép kinh doanh. Hiện nay, điều kiện kinh doanh về viễn thông đượcáp dụng theo quy định ở Luật Viễn thông và Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫnLuật Viễn thông. Việc sửa Luật cần thời gian và phải được Quốc hội thông qua,nên để kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước về viễn thông, Cục Viễn thôngsẽ tập trung xây dựng Nghị định bổ sung sửa đổi Nghị định 25/2011/NĐ-CP. Bêncạnh việc hài hòa với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Nghị định sẽ cố gắngđưa ra những quy định để giải quyết những vấn đề nóng nhất hiện nay, điển hìnhlà công tác quản lý cạnh tranh và công tác quản lý chất lượng. Hiện Cục cũngđang khẩn trương hoàn thành dự thảo 1 của Nghị định để kịp họp Ban Soạn thảovào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2016, dự kiến trình Chính phủ vào cuối tháng11/2016.

Mặt khác, Cục Viễn thông cũng sẽ tập trung nghiên cứutriển khai hoạt động chuyển mạng giữ nguyên số (một trong những công cụ để thúcđẩy thị trường cạnh tranh, được nhiều nước trên thế giới triển khai và có trongcam kết TPP). Cục cũng đang tiến hành các thủ tục đầu tư hệ thống, xây dựngthông tư hướng dẫn triển khai dịch vụ và dự kiến sẽ đưa dịch vụ này vào hoạtđộng trong năm 2017.

Ngoài ra, Cục Viễn thông còn triển khai một số hoạtđộng trọng tâm khác như: Cấp phép 4G, tăng cường quản lý thuê bao trả trước vàhoạt động đổi số, cấp đầu số. Trong quý II/2016, Cục sẽ hoàn thành việc phân bổsố SMS thuộc đầu số 6, 7 và 8 mà các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số (CSP)đang sử dụng, không bị trùng nhau. Đồng thời, để các doanh nghiệp tìm hiểu côngnghệ, đánh giá nhu cầu thị trường, Bộ TT&TT cho phép 4 doanh nghiệp thửnghiệm công nghệ 4G – LTE gồm VNPT, Viettet, MobiFone, FPT. Hiện Cục cũng đangxây dựng báo cáo với Lãnh đạo Bộ về cấp phép 4G – LTE cho các doanh nghiệpnày. 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT, trongnăm 2015 Cục Viễn thông đã tích cực phối hợp với các doanh nghiệp di động, cácđơn vị trong và ngoài Bộ (đặc biệt là Bộ Công an) để nghiên cứu, xây dựng Thôngtư 04/2012/TT-BTTTT bổ sung sửa đổi nhằm thực hiện tốt việc quản lý thuê baotrả trước là vấn đề mà cả Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an và các địa phương rấtquan tâm.

Tạibuổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã đánh giá cao kết quảhoạt động của Cục Viễn thông trên cả hai lĩnh vực là tham mưu xây dựng cơ chế,chính sách và thực thi quản lý nhà nước về Viễn thông, Internet. Cục Viễn thôngđã làm được nhiều việc trong bối cảnh mô hình kinh doanh, thị trường Viễn thôngthay đổi liên tục. Cục đã luôn chủ động tham mưu đề xuất với Bộ, ngành các cơchế, chính sách về Viễn thông, phối hợp các địa phương, đơn vị tuyên truyền phổbiến pháp luật, thanh tra kiểm tra giám sát thị trườngViễn thông trên toàn quốc.

CụcViễn thông đã thực hiện tốt việc triển khai tổ chức bộ máy, có đội ngũ cán bộchuyên môn giỏi, nội bộ đoàn kết gắn bó để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cục  Viễn thông luôn giữ được truyền thống củamình. Thành quả các thế hệ đi trước luôn được tiếp nối, khẳng định vai trò vịtrí của cơ quan quản lý về viễn thông. Cục đã thực hiện cấp phép công khai minhbạch đến quản lý sử dng hiệu quảnguồn tài nguyên kho số; giải quyết các tranh chấp, giám sátchặt việc triển khai của các doanh nghiệp. Đặc biệt, Cục Viễn thông làm khá tốtgiám sát giá cước khuyến mại, xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại, chủ độngnghiên cứu đề xuất các chính sách về phí, lệ phí, tạo nguồn thu cho tự chủ, bảođảm phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị quản lý viễn thông.

Vềhợp tác quốc tế, Cục Viễn thông đã chú trọng sáng tạo trong hoạt động hợp tácquốc tế. Với vai trò đại diện Việt Nam tại nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế, CụcViễn thông tham gia các quá trình đàm phán các hiệp định, mới đây là Hiệp địnhTPP, qua đó góp phần giữ vững chủ quyền của Việt Namvề Viễn thông, Internet.

CụcViễn thông cũng thực hiện tốt vai trò điều phối đảm bảo thông tin liên lạctrong các sự kiện lớn của đất nước, làm tốt vai trò thường trực Ban chỉ đạophòng chống thiên tai.

Vềnhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đề nghị Cục Viễn thông quantâm một số công việc sau: Chủ động nghiên cứu hoàn thiện chính sách về quản lýviễn thông, Internet, phối hợp Cục Tần số Vô tuyến điện trong việc quản lý,tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ; Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách; Giảmtối đa rào cản tiếp cận thị trường để mọi thành phần kinh tế có cơ hội bình đẳngtham gia thị trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo đúng pháp luật, giúpcác doanh nghiệp phát triển tốt; Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảobí mật thông tin cho người sử dụng dịch vụ.

Bộtrưởng Trương Minh Tuấn cũng yêu cầu Cục Viễn thông chủ trì, phối hợp với các Bộ,ban, ngành như Công an, Công thương, và mộtsố cơ quan báo chí đi kiểm tra, thanh tra đột xuất một số  đại lý SIM, xử lý tịch thu tang vật vi phạm đểlàm gương, công bố công khai trên báo chí; Chủ động hơn và rút ngắn thời giangiải quyết các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp; Chuẩn bị cho hướng triểnkhai công nghệ 5G; Đề xuất và phương hướng cấp phép 4G trên băng tần phù hợp, sửdụng hiệu quả tài nguyên tần số...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cục Viễn thông kịp thời tham mưu chính sách quản lý thị trường Viễn thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO