Truyền thông

Cuộc chiến kim loại hiếm: Mặt tối của chuyển đổi số và năng lượng sạch

AD 09/05/2025 07:15

Liệu cách mạng xanh có thật sự "xanh"? - là câu hỏi gai góc mà nhà báo người Pháp Guillaume Pitron đặt ra trong cuốn sách của mình “Cuộc chiến kim loại hiếm - Mặt tối của chuyển đổi số và năng lượng sạch", kết quả của hành trình nghiên cứu kéo dài sáu năm tại hơn một chục quốc gia.

Là một nhà báo, đạo diễn phim tài liệu và tác giả chuyên nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên, công nghệ và địa chính trị, Pitron không chỉ vạch trần những mặt khuất của quá trình chuyển đổi năng lượng mà còn cho thấy cuộc cạnh tranh khốc liệt xung quanh các tài nguyên chiến lược của thế kỷ 21 - đặc biệt là kim loại hiếm.

sach.jpg
“Cuộc chiến kim loại hiếm” - Một tác phẩm điều tra sâu sắc, đưa ra góc nhìn khác biệt về mặt trái của cuộc cách mạng công nghệ xanh và số hóa.

Cụ thể, trong cuốn sách "Cuộc chiến kim loại hiếm", Guillaume Pitron đã đặt ra những vấn đề sống còn về địa chính trị tài nguyên trong thế kỷ 21. Khi kim loại hiếm trở thành tài nguyên chiến lược, các cường quốc như Mỹ và châu Âu đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách tái thiết năng lực khai thác và tinh chế trong nước. Cuộc cạnh tranh này không chỉ làm thay đổi quan hệ quốc tế mà còn định hình lại bản đồ quyền lực toàn cầu.

Đáng chú ý, kim loại hiếm đã trở thành một quân bài chiến lược của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Mỹ. Bắc Kinh từng nhiều lần để ngỏ khả năng hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm như một đòn phản công nhắm vào các ngành công nghệ cao của Mỹ.

Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của độc giả và giới chuyên môn, trở thành tài liệu không thể thiếu trong các cuộc thảo luận về tài nguyên, công nghệ và phát triển bền vững. Trên các nền tảng như Goodreads và Amazon, tác phẩm nhận được đánh giá tích cực (lần lượt 4.2/5 và 4.5/5).

Tác phẩm cũng gợi ra những câu hỏi gai góc: Liệu cách mạng xanh có thật sự xanh? Có phải chúng ta đang thay một dạng ô nhiễm này bằng một dạng ô nhiễm khác? Và ai sẽ kiểm soát những tài nguyên chiến lược của tương lai?

Không chỉ dừng lại ở phân tích sắc bén, "Cuộc chiến kim loại hiếm" còn là lời cảnh tỉnh về một cuộc đua âm thầm nhưng khốc liệt – nơi kim loại hiếm không còn chỉ là vật chất nằm sâu dưới lòng đất, mà là yếu tố định hình cán cân quyền lực toàn cầu..

Bìa sách nổi bật hai tông màu đỏ - đen với hình ảnh của một tua-bin gió hiện lên "mặt tối" của năng lượng sạch và công nghệ số. Hình ảnh tương phản phía dưới là hình bóng của những công nhân khai thác thể hiện cái giá phải trả của công nghệ xanh, nhấn mạnh thông điệp rằng công nghệ xanh không hoàn toàn "sạch" như chúng ta nghĩ.

Cuốn sách này thuộc Tủ sách Khoa học - Công nghệ của Omega Plus, đặc biệt phù hợp với những độc giả yêu thích thể loại phi hư cấu điều tra, quan tâm đến các vấn đề xã hội, công lý toàn cầu, môi trường và phát triển bền vững.

Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo giá trị dành cho các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng, những người quan tâm đến địa chính trị và kinh tế toàn cầu. Các doanh nhân, nhà đầu tư trong ngành công nghệ và tài nguyên, cũng như sinh viên theo học các ngành liên quan, sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách này./.

Bài liên quan
  • Giới thiệu sách: Chuyển đổi số trong giáo dục
    Sự bùng nổ của công nghệ khiến cho tần suất xuất hiện của hàng loạt từ khóa như “IoT”, “Big Data”, “AI”, “Cloud”, “Blockchain”… ngày càng dầy. Trong số đó, có những từ ta đã quen thuộc, có những từ ta đã biết, có những từ mới chớm biết, nhưng vẫn còn nhiều từ mà ta còn rất mơ hồ, ví dụ: "chuyển đổi số", “chuyển đổi số trong giáo dục”.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Google bị đe dọa nghiêm trọng khi Apple ra mắt công cụ tìm kiếm AI trên Safari
    Kế hoạch bổ sung tùy chọn tìm kiếm hỗ trợ AI vào trình duyệt Safari của Apple là đòn giáng mạnh vào Google, công ty kinh doanh quảng cáo sinh lợi phụ thuộc đáng kể vào khách hàng iPhone sử dụng công cụ tìm kiếm của mình.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
Cuộc chiến kim loại hiếm: Mặt tối của chuyển đổi số và năng lượng sạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO