Cuộc sống của những người khiếm thị sẽ hoàn toàn thay đổi với những phát kiến công nghệ mới

Phạm Thu Trang - Hải Yến - Lâm Thị Nguyệt| 10/07/2018 14:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Một làn sóng công nghệ mới sẽ cải thiện cuộc sống hàng ngày cho hàng triệu người trong số 250 triệu người có khiếm khuyết về thị lực.

 eSight vision assistance headset

Ảnh minh họa (Nguồn: money.cnn.com)

"Nhiều năm trước, tôi không thể thực hiện các giao dịch tài chính nếu không có sự giúp đỡ", Mario Percinic, chuyên gia khiếm thị về khả năng truy cập và chuyên nghiệp về CNTT chia sẻ. “Tuy nhiên, hiện giờ tôi có thể tự giao dịch trên ngân hàng trực tuyến với ứng dụng đọc màn hình."

Các ứng dụng, bao gồm cả công nghệ nhận dạng tiền, là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của Percinic, và ông tin rằng smartphone là "một phần của công nghệ mà một người khuyết tật không thể sống thiếu".

Wayfindr, một chi nhánh của Hội Hoàng gia vì Trẻ em mù (RSBC), đã phát triển một tiêu chuẩn chuẩn mực trong việc sử dụng thiết bị di động để giúp mọi người điều hướng các không gian trong nhà.

Để phát triển tiêu chuẩn này, Wayfindr làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, trung tâm mua sắm và các điểm tham quan du lịch để giúp họ giới thiệu "điều hướng chi tiết trong nhà", đảm bảo người khiếm thị có thể di chuyển độc lập.

"Nguyên tắc này tương tự như sử dụng GPS cho xe của bạn", Tiernan Kenny, người đứng đầu truyền thông, các vấn đề công cộng và tiêu chuẩn tại Wayfindr cho biết.

Làn sóng của các phụ kiện mang trên người

Ngoài điện thoại thông minh, công nghệ "mang trên người" cũng chứng minh sự thay đổi cuộc sống cho người khiếm thị.

Công ty OrCam của Israel đã cho ra mắt phiên bản thứ hai của Orcam MyEye để hỗ trợ người khiếm thị vào cuối năm 2017.

OrCam MyEye 2.0, với trọng lượng chỉ 22 gram, là thiết bị có thể gắn vào bất kỳ cặp kính nào. Máy ảnh thông minh của nó nắm bắt thông tin văn bản, mã vạch và khuôn mặt, sau đó chuyển đổi thông tin ngay lập tức thành các từ được nói vào tai của người dùng.

Thiết bị hỗ trợ gần 20 ngôn ngữ với giá bán lẻ rơi vào khoảng 4.500 đô la và hiện có sẵn tại hơn 20 quốc gia. Khoản chi phí này được chi trả toàn bộ hoặc một phần bởi bởi các công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức cựu chiến binh.

Ziv Aviram, giám đốc điều hành và là người đồng sáng lập của OrCam nói rằng thiết bị cũng có thể nhận dạng tiền, số xe buýt và màu sắc. "Tất cả đều được thực hiện tức thời và ngoại tuyến, do đó người dùng của chúng tôi có toàn quyền riêng tư", ông nói.

OrCam cũng đang có kế hoạch giới thiệu chức năng "biến lời nói thành văn bản" vào cuối năm nay.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cuộc sống của những người khiếm thị sẽ hoàn toàn thay đổi với những phát kiến công nghệ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO