Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu của Hàn Quốc chính thức trở lại

MP| 04/05/2022 13:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ ngày 15/04/2022, Chương trình tăng tốc khởi nghiệp K-Startup Grand Challenge được Chính phủ Hàn Quốc tổ chức chính thức khởi động và nhận hồ sơ tham dự từ các startup trên toàn thế giới.

Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á, với nhiều tập đoàn kinh tế có tầm cỡ toàn cầu như LG, Samsung và Hyundai và là nơi sản sinh ra nhiều công ty khởi nghiệp (startup), tinh thần kinh doanh và công nghệ nổi bật.

Với định hướng trở thành Trung tâm Khởi nghiệp hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, Chính phủ Hàn Quốc đã và đang triển khai nhiều hoạt động xây dựng và phát triển hệ sinh thái mở nhằm thu hút các startup toàn cầu đến lập nghiệp tại Hàn Quốc như một bước đệm để mở rộng phát triển sang các nền kinh tế lớn khác tại châu Á.

KSGC 2022 - cánh cửa hỗ trợ các startup mở rộng vươn ra thị trường nước ngoài

Một trong những sáng kiến để đạt được mục tiêu đó là Chương trình tăng tốc khởi nghiệp K-Startup Grand Challenge (KSGC) do Chính phủ Hàn Quốc phát động từ năm 2016, được hỗ trợ bởi Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Khởi nghiệp (MSS) Hàn Quốc và được tổ chức bởi Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia (NIPA) của Hàn Quốc.

Năm 2022, Trung tâm Hợp tác CNTT Hàn Quốc tại Hà Nội (KICC), thuộc NIPA tiếp tục là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai cuộc thi K-Startup Grand Challenge 2022 (KSGC 2022).

KSGC 2022 do Startup Vietnam Foundation phát động tại Việt Nam và Philippines, Đài Loan, Hồng Kông, Campuchia, Myanmar, Lào, Đông Timor.

Cuộc thi Khởi nghiệp Toàn cầu của Hàn Quốc đã chính thức trở lại - Ảnh 1.

Tính đến nay, chương trình đã tổ chức lần thứ 7 với hơn 10.000 ứng viên tham dự từ 151 quốc gia trên thế giới, với tổng vốn đầu tư lến đến hơn 1,5 tỷ USD. 

Năm nay, Chương trình KSGC 2022 đã chính thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký từ ngày 15/4 đến hết ngày 31/5; từ các startup ở nhiều quốc gia khác nhau trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (fintech), logistics, công nghệ sinh học, robot, phát triển trò chơi, Internet vạn vật (IoT) và thương mại điện tử…

Không chỉ đơn thuần là một cuộc thi, KSGC 2022 còn được coi là cánh cửa hỗ trợ các startup có thể mở rộng vươn ra thị trường nước ngoài, đem đến cơ hội tiếp xúc và tìm kiếm các cố vấn, quỹ đầu tư hàng đầu châu Á, giúp tháo gỡ những trở ngại từ mô hình kinh doanh, ngôn ngữ, chính sách pháp lý,…

Chương trình KSGC 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 1/8 đến ngày 15/11/2022 (3,5 tháng), tại Cơ sở Khởi nghiệp đẳng cấp thế giới ở Thung lũng Công nghệ Pangyo.

Theo lộ trình cuộc thi, Top 60 startup được lựa chọn sẽ tham gia chương trình tăng tốc khởi nghiệp kéo dài 3,5 tháng tại Hàn Quốc (với kinh phí hỗ trợ lên đến 11.136 USD/đội) và trình bày, giới thiệu sản phẩm trước các nhà đầu tư tại ngày hội đầu tư.

Sau đó, Ban tổ chức sẽ chọn ra 30 startup tham gia chương trình hỗ trợ thành lập tại Hàn Quốc, kéo dài thêm 3,5 tháng (kinh phí hỗ trợ lên đến 11.136 USD/đội). Top 10 startup hàng đầu sẽ nhận được hỗ trợ tài chính với tổng trị giá lên tới 320.000 USD.

Ngoài ra, các startup tham gia cuộc thi còn có thể tiếp cận được thêm nhiều quỹ và nhà đầu tư khác, được chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ để định cư và lập nghiệp tại "xứ sở kim chi".

Đối tượng nào có thể đăng ký tham gia?

Đối tượng có thể đăng ký tham gia Chương trình KSGC 2022 là các dự án khởi nghiệp đã có thời gian hoạt động dưới 7 năm hoặc có ít nhất có 01 thành viên trong đội ngũ sáng lập là công dân của một trong các quốc gia/vùng lãnh thổ khác ngoài Hàn Quốc.

Các dự án và startup từ tất cả các lĩnh vực như AI, Blockchain, 5G, dữ liệu lớn (big data), thương mại điện tử, có tiềm năng với mục tiêu rõ ràng là mở rộng kinh doanh sang thị trường châu Á thông qua việc sử dụng thị trường Hàn Quốc làm bước đệm./.

Bài liên quan
  • Startup Hồng Kông kiếm tiền từ cung cấp avatar cá nhân hoá
    Pons.ai, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hồng Kông, đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh để thiết kế các ảnh đại diện (avatar) cá nhân hoá tại các sự kiện doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm nguồn doanh thu mới từ sự bùng nổ của AI trong khi vượt qua những thách thức như bất ổn địa chính trị.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hải Phòng giải bài toán mục tiêu đảm bảo cung cấp DVCTT toàn trình
    Năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu cung cấp, sử dụng hiệu quả các thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Bảo vệ trước khi bị tấn công: Mô phỏng ransomware mang lại sự khác biệt
    Ransomware là một dạng phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính hoặc mạng, và giới hạn hoặc hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa các tệp cho đến khi tiền chuộc được trả. Việc chặn quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng của công ty sẽ khiến các tổ chức có thể phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn hoặc mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần liên tục kinh doanh.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu của Hàn Quốc chính thức trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO