Cuộc thi UPU 50: Viết thư chia sẻ trải nghiệm về đại dịch COVID-19

Lan Phương| 01/12/2020 11:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Ban Tổ chức cuộc thi viết thư UPU quốc tế lần thứ 50 (năm 2021) của Việt Nam đã chính thức công bố chủ đề cuộc thi.

Ngày 1/12/2020, tại trường THCS Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021). Đây là lần thứ 33 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) với chủ đề:"Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19" (Tiếng Anh: Write a letter to a family member about your experience of the COVID-19 pandemic).

Cuộc thi UPU 50: viết thư chia sẻ trải nghiệm về đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn: Cuộc thi cũng là dịp để các em hiểu biết thêm về vai trò của ngành bưu chính trong đời sống xã hội

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: Đây là một cuộc thi mang tính xã hội và tính giáo dục cao với mục đích nhằm giúp các em phát triển khả năng viết thư; làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc. Cuộc thi cũng là dịp để các em hiểu biết thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong đời sống xã hội. Mỗi năm, Liên minh Bưu chính thế giới có một chủ đề mới cho cuộc thi và thường gắn kết với sự kiện quan trọng của Liên Hợp Quốc hoặc của ngành Bưu chính thế giới.

Việt Nam đã tham gia cuộc thi trong hơn 30 năm qua và chúng ta tự hào là các thí sinh của Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể khi đua tài cùng với bạn bè thiếu niên quốc tế tại cuộc thi này.

Trao giải cho em Phan Hoàng Phương Nhi, lớp 7/2 năm học 2019 – 2020, trường THCS Duy Tân, TP, Huế đạt giải Nhất quốc gia, giải Ba quốc tế 49, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết giải thưởng không chỉ là niềm vinh dự của cá nhân em Phan Hoàng Phương Nhi nói riêng mà còn là niềm vinh dự, tự hào của các em học sinh Việt Nam nói chung.

Cuộc thi UPU 50: viết thư chia sẻ trải nghiệm về đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn trao Huy chương Đồng quốc tế của cuộc thi, các phần thưởng cho em Phan Hoàng Phương Nhi

Đề cao tính sáng tạo khi tham gia cuộc thi

Về cuộc thi viết thư UPU, Ban Tổ chức của cuộc thi lưu ý các em học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi độc lập và sáng tạo là những yếu tố quan trọng khi các em tham gia cuộc thi này. Điều đó có nghĩa là, bức thư phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết. Những bức thư chép lại từ bài mẫu hoặc chép giống nhau sẽ bị loại ngay từ vòng chấm đầu tiên.

Cuộc thi UPU 50: viết thư chia sẻ trải nghiệm về đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Để có một bài dự thi đúng thể thức, đúng yêu cầu, các em cần tuân thủ cách trình bày một lá thư. Phần kỹ thuật viết thư đã được ghi rất rõ trong Thể lệ của cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) và đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng.

Để bức thư đến đúng địa chỉ, các em cần luôn lưu ý cách viết đúng và đủ thông tin trên phong bì; cách thức gửi một bức thư dự thi như thế nào để thư đến đúng địa chỉ.

Các em cần xác định được các "từ khóa", đây là các yếu tố quan trọng trong chủ đề của cuộc thi năm nay để viết đúng trọng tâm. Đối tượng nhận thư là một người thân trong gia đình mình và viết những trải nghiệm của các em về một đại dịch đang làm thay đổi toàn bộ thế giới của chúng ta: Đại dịch COVID-19.

Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư luôn có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.

Viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều hình ảnh sinh động, hoặc cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Những bức thư đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu bức thư mà còn bởi những cảm xúc chân thành mà người viết thể hiện.

Các em cũng chú ý không viết bức thư dài quá 800 từ và lưu ý một nguyên tắc quan trọng là không viết tên hay địa chỉ của mình (tức là không viết thông tin cá nhân) trong nội dung bức thư.

Một bức thư tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất.

Cuộc thi UPU 50: viết thư chia sẻ trải nghiệm về đại dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Toàn cảnh cuộc thi

Với sự sáng tạo, cách viết riêng khi tham dự cuộc thi, em Phan Hoàng Phương Nhi, học sinh Thừa Thiên Huế đã giúp em đạt giải Ba quốc tế cuộc thi năm 2019.

Với đề tài: "Em hãy viết thông điệp gửi một ngườilớn về thế giới chúng ta đang sống", em Phan Hoàng Phương Nhi kể về hành trình của "mệ Sương bán xôi": Từ "mệ Sương bán xôi đắt khách" với cách gói xôi bằng túi nilon nhanh và tiện nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm hại môi trường; đến "mệ Sương bán xôi ế khách" khi gói bằng lá chuối, tốt cho sức khoẻ, thân thiện với môi trường song lại "mất thời gian" mà khách hàng khó chịu; và cuối cùng là mệ Sương đắt khách trở lại khi mệ gửi trong mỗi gói xôi lời nhắn nhủ cùng chung tay bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc thi UPU 50: Viết thư chia sẻ trải nghiệm về đại dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO