Đại học Hamburg của Đức tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông

PV| 19/11/2022 11:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Với chủ đề "Các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Biển Đông - Quan điểm từ khu vực", hội thảo thu hút sự tham dự và thảo luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp, Australia, Nhật Bản.

Đại học Hamburg của Đức tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông - Ảnh 1.

TS. Eve Wilden, Viện trưởng Viện Á-Phi, Đại học Hamburg phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN.

Ngày 18/11, Viện Á - Phi thuộc Đại học Hamburg (Đức) đã tổ chức hội thảo quốc tế về các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và vấn đề Biển Đông.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến cho thấy những tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục thu hút được sự quan tâm lớn của giới chuyên gia và dư luận quốc tế.

Hội thảo đã phân tích và đưa ra nhiều nhận định, đánh giá về tình hình chính trị, an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó trọng tâm là khu vực Biển Đông; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp giải quyết xung đột trong khu vực.

GS.TS. Thomas Engelbert - chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Đại học Hamburg và TS. Gerhard Will, nguyên chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP), đồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Eve Wilden - Viện trưởng Viện Á - Phi, Đại học Hamburg, đánh giá khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chiếm hơn một nửa dân số thế giới, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhiều tuyến đường biển quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với thương mại toàn cầu và ngày càng trở thành khu vực quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ 21.

Đại học Hamburg của Đức tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông - Ảnh 2.

Giáo sư, TS. Thomas Engelbert - chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Đại học Hamburg chia sẻ thông tin tại hội nghị.

Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, những năm qua nhiều cường quốc trên thế giới, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) và nước Đức, đã ban hành các chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của riêng mình, đồng thời tăng cường hợp tác và hiện diện trong khu vực. Tuy nhiên, những xung đột và tranh chấp dai dẳng, đặc biệt là tranh chấp trên Biển Đông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn và không dễ giải quyết.

Với sự tham gia của các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới, hội thảo sẽ thảo luận và đề xuất các biện pháp góp phần giải quyết xung đột, bảo vệ an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực.

Các chuyên gia tham dự hội thảo đều khẳng định UNCLOS và phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài PCA là những cơ sở pháp lý vững chắc nhất và quan trọng nhất cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Các hành vi đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế, gây hấn, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với các quốc gia khác là không thể chấp nhận được.

Theo các chuyên gia, chỉ có tích cực đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế và sự tôn trọng lẫn nhau, tính đến lợi ích hài hòa giữa các bên, đồng thời thúc đẩy niềm tin và tăng cường hợp tác hướng tới tương lai lâu dài, mới là biện pháp tối ưu nhất trong giải quyết xung đột, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới.

Phát biểu kết luận hội thảo, TS. Gerhard Will đánh giá những diễn biến thời gian qua cho thấy các cấu trúc quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và an ninh, đang thay đổi nhanh chóng. Các cấu trúc cũ đang mất đi ý nghĩa và vai trò trước đây của chúng, trong khi các cấu trúc mới đang dần hình thành.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng thể hiện tầm quan trọng và được cả thế giới quan tâm nhiều hơn, một loạt các chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương lần lượt được ban hành trong những năm gần đây cho thấy rõ điều đó.

Trong khu vực này, một trong những xung đột trọng tâm là tranh chấp trên Biển Đông. Việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp này không chỉ có ý nghĩa đối với khu vực mà còn với cả thế giới./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đại học Hamburg của Đức tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO