Đào tạo nhân lực theo kiểu Nhật Bản

PV| 30/06/2021 20:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuốn sách “Đào tạo quản lý chất lượng theo kiểu Nhật Bản - Vòng tuần hoàn tâm thế tốt” của tác giả Yumiko Kawanishi, do TS. Nguyễn Thị Bích Huệ chuyển ngữ là tài liệu chính được sử dụng làm giáo trình trong các khóa đào tạo quản lý chất lượng chuẩn Nhật Bản.

Tập đoàn Mitani Sangyo (Nhật Bản) hợp tác với Nhà xuất bản TT&TT xuất bản cuốn sách không chỉ dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý muốn thúc đẩy tinh thần cải tiến trong công ty, mà còn dành cho mỗi cá nhân muốn vươn mình bứt phá trong môi trường công sở. 

Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp (DN) phải là chất lượng, là sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng. Chất lượng sẽ tạo nên sự hài lòng thỏa mãn của khách hàng. Với triết lý “chất lượng là số một”, DN ngày càng tạo cho mình nhiều khách hàng trung thành và vì thế gia tăng lợi nhuận. Quản lý chất lượng là một vấn đề quan trọng sống còn, đòi hỏi DN phải có sự đầu tư lớn để giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh.

Các DN Nhật Bản tiếp cận việc quản lý chất lượng dựa trên quan điểm “Chất lượng được tạo ra từ chính hiện trường: worksite first”. Hệ thống quản lý chất lượng kiểu Nhật Bản mang đặc trưng riêng: quản lý “với sự tham gia của mọi người”, thông qua “QC Story - Câu chuyện chất lượng” và “QC Circle - hoạt động của các nhóm nhỏ”. Hệ thống quản lý chất lượng kiểu Nhật Bản là hệ thống đảm bảo chất lượng trong từng công đoạn để có sản phẩm cuối cùng tốt nhất.

Và, cuốn sách này sẽ giúp trả lời cho câu hỏi: Yếu tố nào làm nên năng suất và chất lượng Nhật Bản?

Đào tạo nhân lực theo kiểu Nhật Bản - Ảnh 1.

Sách "Đào tạo quản lý chất lượng theo kiểu Nhật Bản - Vòng tuần hoàn tâm thế tốt". (Ảnh: H.T)

"Reteaming": Xây dựng nhóm mạnh

Tác  giả cuốn sách  Yumiko Kawanishi là chuyên gia tư vấn về tâm lý cho các công ty lớn mạnh của Nhật Bản. Bà nhiều lần đến hiện trường tìm ra rào cản giữa những vấn đề trong thực tế và lý tưởng, từ đó xây dựng nên nội dung bài giảng cho các khóa đào tạo nhân lực.

Tác giả cho biết quá trình trao đổi với các trưởng nhóm, người phụ trách và các văn phòng xúc tiến của địa phương tại hiện trường, đã tạo động lực để bà viết nên cuốn sách này và đem áp dụng trong nhiều buổi thuyết trình.

Đối với mục tiêu thúc đẩy chất lượng sản phẩm, tạo ra nhóm nhân lực lao động mạnh là yếu tố cốt lõi. "Reteaming" là tên gọi của phương pháp xây dựng đó, giúp DN có thể đương đầu với mọi khó khăn.

Theo đó, tác giả lý giải chữ "Re" trong "Reteaming" nghĩa là tìm ra cách làm tốt, chia sẻ với các thành viên của nhóm, sáng tạo ra điểm mới và xây dựng nên tổ chức có thể làm một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần.

"Tổ chức nào hội tụ đầy đủ những yếu tố trên thì tổ chức đó có năng lực làm việc nhóm tốt. Tinh thần và cách nghĩ của từng thành viên thay đổi thì tổ chức cũng sẽ thay đổi tốt hơn", tác giả chia sẻ.

Từ đó, Yumiko Kawanishi cũng chỉ ra những điểm lưu ý khi áp dụng "Reteaming": Không dùng câu hỏi "vấn đề là gì", mà dùng câu hỏi "mong muốn như thế nào". Bà cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc giao tiếp trong nhóm (không lấy ý kiến cá nhân thành ý kiến tập thể, trao đổi ý kiến với tập thể khi có vấn đề cần giải quyết...).

Đào tạo nhân lực theo kiểu Nhật Bản - Ảnh 2.

Sơ đồ vận hành của "Vòng tuần hoàn tâm thế tốt". (Ảnh: NXB TT&TT)

"Vòng tuần hoàn tâm thế tốt"

Thông thường, chúng ta nghĩ rằng cải tiến là để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, với kinh nghiệm và nhiều nghiên cứu có được, tác giả khẳng định "hoạt động cải tiến còn là nơi để thống nhất vector ý thức của các thành viên trong nhóm". Qua đó, chúng ta không chỉ đạt được những lợi ích hữu hình mà còn chạm tới những hiệu quả vô hình.

Để "vòng tuần hoàn tâm thế tốt" vận hành liên tục, theo tác giả, cần 3 yếu tố: Thiết lập đồng minh cải tiến, xây dựng cây cầu cải tiến, và tái cấu trúc vai trò.

Trong đó, chìa khóa để xây dựng cây cầu cải tiến thành công nằm ở việc nhanh chóng phát hiện những khác biệt, ngăn cách của các thành viên cũng như khoảng cách giữa các thế hệ, sự chênh lệch về năng lực kỹ thuật và khả năng giao tiếp trong nhóm. Việc bắc được cây cầu để lấp đầy những chênh lệch của các thành viên là điểm mấu chốt của hoạt động cải tiến.

Phương thức kinh doanh kiểu Nhật Bản và cách quản trị lấy con người làm gốc, coi trọng giao tiếp cùng các mối quan hệ đã giúp đất nước mặt trời mọc trở thành cường quốc kinh tế, khoa học kỹ thuật vào hàng bậc nhất thế giới.

Với cuốn sách này, Yumiko Kawanishi mong nó sẽ là "kim chỉ nam" giúp độc giả tìm được "sao bắc đẩu (ngôi sao có hướng cố định, không đổi) và vượt qua được giông tố trên biển cả để đưa con tàu của mình đến đích".

Chương trình quản lý chất lượng kiểu Nhật Bản

Hiểu được tầm quan trọng, sức nặng của một hệ thống quản lý chất lượng, Viện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản VJCC đã kết hợp với Tập đoàn Mitani Sangyo, xây dựng “chương trình quản lý chất lượng kiểu Nhật Bản" - một chương trình đào tạo đặc biệt, đi từ tổng quát đến chuyên sâu nhất về quản lý chất lượng và cách thức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả cho các DN Việt Nam.

Khóa đào tạo lần này gồm 9 chuyên đề trải dài trong vòng 1 năm (dự kiến diễn ra từ ngày 13/07/2021 - 22/07/2022) với hình thức kết nối qua nền tảng Zoom.

Học viên sẽ học được cách thức vận hành DN và quản lý chất lượng con người theo mô hình Nhật Bản để áp dụng vào công ty mình. Đội ngũ giảng viên bao gồm 4 chuyên gia Nhật Bản đến từ Hiệp hội kỹ sư và khoa học gia Nhật Bản (JUSE) và phiên dịch viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm đang làm việc tại Tập đoàn Aureole Group - Tập đoàn tại Việt Nam của Mitani Sangyo.

Tính đến nay, Tập đoàn này đã phối hợp cùng Aureole Group tổ chức nhiều chương trình miễn phí về việc hỗ trợ đào tạo nhân lực Việt Nam theo phương thức Nhật Bản, trong đó sử dụng cuốn sách "Đào tạo quản lý chất lượng theo kiểu Nhật Bản - Vòng tuần hoàn tâm thế tốt" làm tài liệu giảng dạy chính.

Viện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản VJCC được thành lập vào năm 1998 trên cơ sở biên bản Hợp tác ghi nhớ giữa chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích đóng góp cho sự phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Từ năm 2001 cho đến nay, Viện đã tổ chức nhiều khóa học đào tạo để giúp cho nhân viên trau dồi và phát triển thêm kỹ năng./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đào tạo nhân lực theo kiểu Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO