Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong thông tin và truyền thông

TH| 11/05/2016 08:48
Theo dõi ICTVietnam trên

“Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” điều này một lần nữa được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng khẳng định tại Hội nghị khoa học và công nghệ ngành Thông tin và Truyền thông 2016.

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từkhi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta luôn coi trọng và tạo điềukiện thuận lợi để khoa học và công nghệ (KHCN) phát triển; khẳng định KHCN làquốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước. Tronglĩnh vực thông tin và truyền thông (TTTT), KHCN đóng vai trò quan trọng trongviệc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển mạng lưới CNTT-TT, cung cấpvà mở rộng các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet, CNTT, phátthanh truyền hình và các dịch vụ băng rộng tích hợp cho xã hội; góp phần tíchcực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

Nhìn lại chặng đường 5 năm

Trong 5 năm qua(2011-2015), đượcsự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, hoạt độngKHCNtrong lĩnh vực TTTT đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần vào sựphát triển của ngành.Hệ thống chính sách, quy định về hoạt động KHCNtrong lĩnh vực TTTT đã từng bước được hoàn thiện. Đến nay,Bộ TTTT đã hoàn thiệnhành lang pháp lý, cụ thể hóa các cơ chế chính sách phát triển KHCN trong lĩnhvực TTTT, cụ thể đã ban hành:Thông tư 06/2012/TT-BTTTT ngày05/6/2012 quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trong lĩnhvực thông tin và truyền thông và Quyết định số 497/QĐ-BTTTT ngày 08/5/2013 về phêduyệt Các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thôngtin và truyền thông giai đoạn 2013-2015. Đây là sở cứ quan trọng để Bộ TTTT cụthể hóa định hướng nghiên cứu, đặt hàng và giao nhiệm vụ hàng năm cho các đơnvị; bảo đảm đúng định hướng và kế hoạch phát triển của ngành.

Các vănbản liên quan đến hoạt động KHCN trong lĩnh vực TTTT được theo dõi, cập nhậtphù hợp với định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; kịp thời với thực tiễn,nhằm hướng dẫn cụ thể việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ; hình thành hệthống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành; tăng cường quản lý đốivới các sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới, hướng tới sự phát triển bền vững tronglĩnh vực TTTT.

Bên cạnh đó, việc tổ chức triển khai các hoạt động KHCN trong lĩnh vực TTTTgiai đoạn 2011-2015 cũng đạt hiệu quả cao. Hoạt động KHCN đã góp phần tích cựcnhằm triển khai hiệu quả các đề án lớn của Bộ thời gian qua. Một trong nhữngkết quả nổi bật là Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất: nghiêncứu xây dựng các sở cứ khoa học cho việc lựa chọn công nghệ truyền hình sốDVB-T2 sử dụng tại Việt Nam, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn/quychuẩn, xây dựng lộ trình triển khai số hóa truyền hình. Các nghiên cứu mangtính đón đầu công nghệ mới cũng được chú trọng triển khai, nhằm xây dựng chínhsách quản lý phù hợp và kịp thời: chính phủ điện tử thế hệ mới, giải pháp côngnghệ để triển khai Chính phủ di động; Công nghệ dữ liệu lớn (Big data), điệntoán đám mây, Công nghệ di động thế hệ thứ 4, IoT (Internet of Things)...;

Định hướng phát triển KHCN trong lĩnh vực TTTT giaiđoạn 2016-2020

Trong những nămgần đây, KHCN trong lĩnh vực TTTT có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng, vớinhững tiến bộ vượt bậc. Do đó, để đáp ứngnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Bộ TTTT, phương hướng, mục tiêu vànhiệm vụ KHCN chủ yếu trong lĩnh vực TTTT trong giai đoạn 2016-2020 sẽ tậptrung vào tăng cường hoạt động KHCN trong lĩnh vực TTTT;Đẩy mạnh nghiên cứu KHCNcấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở nhằm nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và làmchủ công nghệ trong lĩnh vực TTTT; Chú trọng công tác thúc đẩy ứng dụng KHCN,hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động định hướng/lựa chọn áp dụng tiến bộkhoa học, công nghệ; hoạt động đổi mới công nghệ, mua bán, chuyển giao côngnghệ và hoạt động đầu tư xây dựng, triển khai các dự án phát triển công nghệ,tạo lập thị trường KHCN; Tập trung gắn kết nghiên cứu, đào tạo với sản xuấtcông nghiệp nhằm tiếp cận, phát triển và ứng dụng có hiệu quả các công nghệmới, nhập khẩu từ bên ngoài, tiến tới cải tiến các sản phẩm và nâng cấp côngnghệ sản xuất của Việt Nam.

Một số sản phẩm ICT được trưng bày tại Hội nghị KHCN ngành TTTT

Trong đó, cácmục tiêu cụ thể đặt ra là nghiên cứu,hình thành được các sản phẩm được chuyển giao côngnghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu KHCN phục vụ triển khai dịch vụ bưu chính,viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam; Hoạt động nghiên cứu KHCN ở cơ sở, doanh nghiệp được đẩymạnh; kết hợp với hoạt động KHCN của Bộ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có khảnăng đưa vào áp dụng, triển khai trong thực tiễn ở Việt Nam. Đặc biệt, trên 65% kết quả nghiên cứu KHCN hàng năm đượctriển khai áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai vào thực tiễnmạng lưới và các chính sách quản lý nhà nước; Trên 20% kết quả nghiên cứu khoahọc hàng năm được công bố tại các hội nghị, tạp chí có uy tín trong nước vàquốc tế; Có kết quả nghiên cứu khoa học được công nhận sáng kiến, đăng ký sởhữu trí tuệ. Hoàn thành việc xây dựng bổ sung trên 150 tiêu chuẩn quốc gia(TCVN) và trên 50 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) để phục vụ công tác quảnlý nhà nước trong lĩnh vực TTTT, trong đó trên 95% tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, tiến độ xácđịnh trong các chương trình, đề án, dự án đầu tư phát triển đã được phê duyệt với mục tiêu hỗtrợ thúc đẩy ứng dụng KHCN trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đây lànhững mục tiêu rất rõ ràng, sát thực tế, nhưng có tính thách thức cao,đòi hỏi nỗ lực lớn của các tổ chức nghiên cứu KHCN và doanh nghiệp trong ngành,

Để đạt được cácmục tiêu này, giúp cho việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN thực sự mang lại hiệu quả,đại diện Vụ KHCN, Bộ TTTT đã đề xuất một số giải pháp tổ chức thực hiện, baogồm:

- Hoàn thiện cơchế, chính sách phát triển KHCN chuyên ngành TTT

-Tăngcường việc quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, cấp quốc giatheo hướng nâng cao chất lượng nghiên cứu, tăng cường hiệu quả ứng dụng các kếtquả nghiên cứu thực tiễn; ưu tiên các nội dung nghiên cứu đặt hàng từ cơ sở,doanh nghiệp

- Tăng cường kếtnối, gắn kết kết quả nghiên cứu từ cấp cơ sở, đến cấp Bộ và cấp quốc gia để đảmbảo có được kết quả nghiên cứu ở mức cao nhất, gần với việc sản xuất thử nghiệmvà thương mại hóa các sản phẩm.

- Tăng cườngviệc thông tin KHCN; khuyến khích việc đăng ký sáng kiến, sở hữu trí tuệ

- Tăng cường sựgiao lưu, gắn kết các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, cơ quan quản lý vàcác doanh nghiệp để phát huy hiệu quả từ các kết quả nghiên cứu. Cần thiết mộtdiễn đàn/nơi gặp gỡ để trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các nhà nghiên cứu,nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất, kinh doanh để kết quả nghiên cứu thựcsự có hiệu quả và đi vào thực tiễn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong thông tin và truyền thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO