Đi chung xe để giảm ùn tắc giao thông: Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc!

03/11/2015 21:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Ở Việt Nam, xuất hiện tự phát khi các thành viên trong gia đình, bạn học, đồng nghiệp đi chung với nhau để tiết kiệm chi phí khi giá xăng dầu tăng cao từ cách đây vài năm, đi chung xe đã dần nhận được sự quan tâm từ cộng đồng trên mạng xã hội – diễn đàn chungduong.com, cùng với namdinhonline.net, otoxomnhala.com với hàng trăm lượt người đã hẹn nhau đi chung.

Thử hình dung nếu những người trên một tuyến đường đi chung xe với nhau thay vì mỗi người đi một xe, biết bao lợi ích sẽ mang lại cho cả cá nhân và cộng đồng: giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường .v.v. (xem Bảng 1). Ở các nước phát triển, đi chung xe là một hình thức di chuyển khá phổ biến từ những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, được biết đến với các cái tên như Rideshare, Liftshare, Vanpool, hay phổ biến nhất là Carpool.


Đi chung xe tại Mỹ - Nguồn: Internet

Bảng 1. Lợi ích của việc đi chung xe

Đối tượng

Điểm

Ghi chú

Giảm ùn tắc

3

Giảm số xe lưu thông vào giờ cao điểm

Tiết kiệm đường và bãi đỗ

3

Giảm số xe lưu thông vào giờ cao điểm

Tiết kiệm chi tiêu

3

Tiết kiệm được chi phí

Lựa chọn vận tải

3

Gia tăng các lựa chọn vận tải

An toàn trên đường

2

Giảm số xe đi trên đường do đó xác suất xảy ra tai nạn thấp hơn

Bảo vệ môi trường

2

Giảm số xe di chuyển

Sử dụng đất hiệu quả

-1

Có thể khuyến khích việc đi làm xa và mở rộng vùng đô thị

Trách nhiệm với cộng đồng

2

Giảm số chuyến xe ô-tô trên đường

Thang điểm: từ 3 (rất có lợi) đến -3(rất có hại); 0 là không có ảnh hưởng hoặc lợi và hại là tương đương.

Ở Việt Nam, xuất hiện tự phát khi các thành viên trong gia đình, bạn học, đồng nghiệp đi chung với nhau để tiết kiệm chi phí khi giá xăng dầu tăng cao từ cách đây vài năm, đi chung xe đã dần nhận được sự quan tâm từ cộng đồng trên mạng xã hội – diễn đàn chungduong.com (thành lập năm 2008), cùng với namdinhonline.net, otoxomnhala.com với hàng trăm lượt người đã hẹn nhau đi chung. Thậm chí giải pháp chung xe tải trong vận chuyển hàng hóa được đề xuất bởi nhóm letgo24 đã nhận được Giải thưởng Nhân tài đất Việt về CNTT&TT năm 2010.


Nhóm bạn trẻ tình nguyện phát tở rơi tại Trạm soát vé Mỹ Lộc, quốc lộ 21, Nam định. Ảnh: Minh Chung

Trong thời gian gần đây, vấn nạn ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn tiếp tục tăng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết trên tất cả các cuộc họp của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Quốc hội cũng như các diễn đàn báo chí. Nhận thức rõ việc tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cộng đồng cũng là con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp, Công ty GP Vietnam đã tài trợ và thực hiện Dự án Chung đường – Chung xe do anh Quang Hưng – người quản trị diễn đàn chungduong.com từng được biết đến như là một người “vác tù và” trên báo Tuổi trẻ năm 2008, chủ trì. Dự án cho thấy ở kịch bản thấp nhất (4% số người đi chung) cũng có thể giảm ùn tắc đáng kể và tiết kiệm chi phí cho xã hội lên tới 3.000 tỷ đồng/năm. Nếu thực hiện tốt, con số này có thể đạt tới 9.000 tỷ đồng/năm. Dự án đã bước đầu thu hút được sự tập trung tham gia của cộng đồng (diễn đàn chungduong.com), doanh nghiệp và cả các hãng vận tải như Taxi 247 (taxi247.vn).


Những người đi chung xe đầu tiên - Ảnh: Minh chung

Anh Kỳ Phương – phụ trách hãng Taxi247, khi tham gia vào Dự án, đã xây dựng hẳn một  chương trình riêng trong hãng của mình hỗ trợ việc khách hàng hẹn nhau đi chung taxi trên tuyến Hà Nội – Nội Bài và các tuyến liên tỉnh khác và với chi phí cho mỗi hành khách khi đi chung chỉ còn khoảng 30-40%. Là một người cũng đã từng học tập và làm việc ở các nước Đông Âu cũ, anh tâm sự: nhận thấy lợi ích rõ ràng như đã được chứng kiến ở các nước Đông Âu của việc đi chung xe, trong khi nhận thức của xã hội còn chưa nhiều, anh vẫn cố gắng thực hiện tất cả những gì có thể với mong muốn thế hệ các con của mình sẽ được hưởng thành quả từ sự văn minh này.

Anh Nguyễn Minh Giang – Tổng Giám đốc Công ty GP Việt Nam, người vừa du học từ Australia về cũng rất tâm huyết với ý tưởng Chung đường –  Đi chung xe đã tài trợ cho việc thực hiện Dự án và cho áp dụng triển khai ngay việc đi làm chung xe của CBCNV trong Công ty với các chính sách khuyến khích rất cụ thể. Công ty đã không cấp vé tháng gửi xe miễn phí cho CBCNV của mình nữa, thay vào đó, mỗi CBCNV đăng ký đi làm chung với nhau sẽ được tặng số tiền bằng tiền vé tháng gửi xe kèm thêm một vé tháng xe buýt. Nhờ đó, đông đảo CBCNV GP Việt Nam đã tích cực đăng ký tham gia đi chung. Trong khi tiếp tục hoàn thiện các dự án khả thi về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho những người đi chung xe, anh mong muốn CBCNV không chỉ trong Công ty mình mà trong cả tòa nhà nơi GP Việt Nam đặt trụ sở cũng tham gia phong trào do Công ty khởi xướng – như vậy xác suất số người cùng tuyến đường có thể đi chung với nhau cũng sẽ cao hơn – anh nói.

So với hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đi chung xe ở nước ngoài như: làn xe riêng, bãi đỗ xe miễn phí, ưu đãi về phí cầu đường, bảo hiểm, trợ giá, chính sách hạn chế xe đi một mình, .v.v. thì ở Việt Nam, chưa có bất kỳ văn bản pháp lý (chiến lược, qui hoạch, qui định) nào đề cập đến việc đi chung xe như một hình thức di chuyển cần được khuyến khích. Để “Chung đường – Đi chung xe” trở thành một phong trào sâu rộng trong cộng đồng (cũng như việc tiết kiệm điện, nước hay bảo vệ môi trường) đem lại sự tiết kiệm cho cá nhân và lợi ích cho cộng đồng trong việc giảm ùn tắc giao thông, rất cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Giao thông Vận tải trong việc xây các văn bản pháp lý và hỗ trợ triển khai. “Chung đường – Đi chung xe” sẽ góp thêm một giải pháp vào phương án tổng thể chống ùn tắc giao thông hiện nay.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đi chung xe để giảm ùn tắc giao thông: Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO