Kinh tế số

Đo lường kinh tế số quốc gia và các tỉnh/thành phố Việt Nam

PGS. TS. Đặng Thị Việt Đức, ThS. Đặng Phong Nguyên - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 14/09/2023 05:30

Mục tiêu của bài báo là đánh giá đóng góp của kinh tế số công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và Kinh tế số (KTS) ngành trong tổng sản lượng GDP quốc gia của Việt Nam. Bài báo sử dụng mô hình kinh tế lượng.

do-luong-kts(1).jpeg

Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ trọng KTS trên tổng GDP tại Việt Nam năm 2022 đạt 14,26%, bao gồm 63,25% đóng góp từ KTS ICT và 36,75% đóng góp từ KTS ngành ngoài ICT. Đây là mức tỷ trọng rất gần với mục tiêu trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về xây dựng Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tới năm 2025, kinh tế số tại Việt Nam chiếm 20% tổng GDP. Bài báo cũng đưa ra kết quả tỷ trọng KTS của các tỉnh và thành phố Việt Nam.

Giới thiệu

Cùng với sự phát triển của công nghệ số và ứng dụng công nghệ số, các nghiên cứu gần đây đều đồng thuận ở việc cần phải xem xét nền kinh tế chuyển đổi số (digitalized economy) thay vì chỉ xem xét phần lõi - ngành ICT (digital sector) như trước đây.

Tại Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số tới năm 2025 và định hướng tới năm 2023 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022 (Vietnam Prime Minister, 2022) xác định Kinh tế số Việt Nam gồm 3 thành phần chính: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; Kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu, cùng các dịch vụ trực tuyến trên mạng; Kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực. Chính phủ Việt Nam cũng xác định mục tiêu tới năm 2025, tỷ trọng kinh tế số trong GDP là 25% và tới năm 2030 sẽ đạt 30%. Việc thực hiện mục tiêu chiến lược này đòi hỏi phải xác định cách thức đo lường KTS tại Việt Nam.

Mặc dù đã thu hút được sự tập trung của nhiều tổ chức quốc tế cũng như nhiều nhà nghiên cứu, các nước vẫn chưa thống nhất được cách đo lường kinh tế số (Asian Development Bank [ADB], 2021; Australian Bureau of Statistics [ABS], 2019; Barefoot, Curtis, Jolliff, Nicholson, & Omohundro, 2018; Huawei & Economics, 2017; International Monetary Fund [IMF], 2018).

Đo lường kinh tế số

Mô hình đánh giá đo lường đóng góp của kinh tế số ngành/lĩnh vực trong GRDP tỉnh/ thành phố

Bằng số liệu thống kê có thể tính toán giá trị KTS ICT. Tuy vậy việc đo lường KTS ngành, tức là phần giá trị gia tăng của ngành dựa vào ứng dụng ICT là khó khăn. Nghiên cứu này sử dụng logic đề xuất trong Huawei and Oxford Economics (2017). Cốt lõi của logic này gồm việc tính toán một hệ số lan tỏa của KTS ICT trong toàn nền kinh tế (digital spillover). Dựa trên sự sẵn sàng của dữ liệu, phương trình hồi quy cần điều chỉnh. Hơn nữa nghiên cứu lại đang tính toán quy mô KTS ngành của tỉnh/thành phố nên phải thực hiện các bước xử lý dữ liệu phức tạp hơn. Cụ thể các tính toán gồm 03 bước chính:

Bước 1. Xác định tỷ trọng KTS ICT của Việt Nam và các tỉnh/thành phố

Phạm vi KTS ICT Việt Nam được xác định theo khái niệm và phân ngành tương ứng của Bukht and Heeks (2017), Organisation for Economic Co-operation and Development [OECD] (2020), Asian Development Bank [ADB] (2021) và theo phạm vi Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng. Sử dụng dữ liệu thống kê tài khoản quốc gia của Việt Nam, có thể xác định được giá trị KTS ICT của Việt Nam và các tỉnh/thành phố Việt Nam (gọi là và trong công thức (2) và (3)).

Bước 2. Xác định hệ số lan tỏa KTS ICT trong các ngành kinh tế của Việt Nam

Theo Kotarba (2017), để xem xét góc độ chuyển đổi số, các nghiên cứu thường dựa trên ba yếu tố: i) tài sản, ii) mức sử dụng, và iii) lao động của các doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế. Do các khó khăn về dữ liệu, phân tích ảnh hưởng này dựa trên mô hình hồi quy giản lược dựa trên hàm sản xuất được đề xuất trong Vu (2013) như sau

cong-thuc-1.png

Trong đó i là ngành kinh tế và t là thời gian, GDP_gr là tăng trưởng sản lượng trung bình của các ngành kinh tế, lnGDP_0 là log của GDP tại thời điểm đầu kỳ giá trị tăng trưởng của GDP ngành, EMP_gr là mức độ tăng trưởng lao động trung bình, ICT là mức độ sử dụng ICT trung bình của ngành (tỷ trọng chi tiêu ICT/tổng tiêu dùng trung gian của ngành), kinh tế của tỉnh/thành phố i. βi là hệ số tác động KTS ngành của tỉnh/thành phố i. βi= DTIi e , f thể hiện tác động theo ngành và theo thời it với DTIi là điểm số KTS của tỉnh/thành phố i (thuộc bộ chỉ số chuyển đổi số DTI) và DTItb là trung bình điểm số KTS của các tỉnh/thành phố Việt Nam.

Bước 3. Xác định KTS ngành của Việt Nam tỉnh/thành phố

Quy mô KTS ngành của Việt Nam được tính theo công thức:

cong-thuc-2.png

Trong đó, ICTJ là mức độ chi tiêu cho ICT của ngành j của Việt Nam, GDPj là giá trị sản lượng của ngành kinh tế thứ j, và GDPVN là tổng sản lượng quốc nội kinh tế Việt Nam. βVN là hệ số β3 trong phương trình (1).

Quy mô KTS ngành của tỉnh/thành phố i được tính theo công thức:

cong-thuc-3.png

Trong đó, ICTij là mức độ chi tiêu cho ICT của ngành j thuộc tỉnh/thành phố i, GVAij là giá trị gia tăng của ngành kinh tế thứ j của tỉnh/thành phố i, và GVAi là tổng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế của tỉnh/thành phố i. βi là hệ số tác động KTS ngành của tỉnh/thành phố i.

cong-thuc-4.png

với DTIi là điểm số KTS của tỉnh/thành phố i (thuộc bộ chỉ số chuyển đổi số DTI) và DTItb là trung bình điểm số KTS của các tỉnh/thành phố Việt Nam.

Dữ liệu và xử lý dữ liệu

Dữ liệu và mô hình được xử lý trên phần mềm Kinh tế lượng Stata 16. Nghiên cứu sử dụng danh mục các ngành kinh tế cấp 1 của Việt Nam. Do Tổng cục Thống kê không có các dữ liệu về mức độ sử dụng ICT của các ngành, nghiên cứu khai thác dữ liệu trong các bảng I/O Việt Nam 2007, 2012, 2016, 2019. Từ đó, tạo được một bộ số liệu mảng trong 3 giai đoạn thời gian 2006-2012, 2012-2016 và 2016-2019.

Dữ liệu GDP giá so sánh 2010, lao động của các ngành với các năm tương ứng với các bảng I/O được tập hợp từ Tổng cục Thống kê. Dữ liệu mức độ sử dụng ICT- được tính là tỷ lệ giá trị đầu vào trung gian (intermediate input) trên tổng giá trị các đầu vào của từng ngành kinh tế.

Kết quả đo lường kinh tế số Việt Nam

Đo lường KTS Việt Nam năm 2022

Bảng 1 trình bày kết quả tỷ trọng KTS Việt Nam năm 2022. Đây không phải giá trị trung bình của tất cả các tỉnh và thành phố.

bang-1.png
Bảng 1. Kết quả đo lường KTS Việt Nam 2022 (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)

Tỷ trọng KTS ICT tại Việt Nam có giá trị đạt 9,02%. Trong đó, đóng góp của ngành Dịch vụ và nội dung ICT chiếm 41,42% và đóng góp của hoạt động sản xuất phần cứng, thiết bị điện tử, quang học chiếm 58,58%. Có thể thấy đóng góp của 2 nhóm ngành cốt lõi trong KTS của Việt Nam khá tương đương (Bảng 2).

bang-2.png
Bảng 2. Đóng góp của KTS vào GDP tại Việt Nam năm 2022 (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)

Tỷ trọng KTS ngành ngoài ICT tại Việt Nam có giá trị đạt 5,24%. Trong đó, đóng góp của KTS ngành cao nhất thuộc về ngành các Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Đứng thứ 2 là ngành Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. Mức KTS ngành ngoài ICT của cả nước nằm gần giá trị trung bình cộng KTS ngành ngoài ICT của 63 tỉnh và thành phố.

Tổng hợp, tỷ trọng KTS trên tổng GDP tại Việt Nam năm 2022 đạt 14,26%, bao gồm 63,25% đóng góp từ KTS ICT và 36,75% đóng góp từ KTS ngành ngoài ICT. Đây là mức tỷ trọng rất gần với mục tiêu trong Quyết định số 749/ QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về xây dựng Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tới năm 2025, kinh tế số tại Việt Nam chiếm 20% tổng GDP.

Top 10 tỉnh và thành phố tại Việt Nam năm 2022 về đóng góp của KTS vào GRDP

Bảng 2 là kết quả đo lường và xếp hạng tỷ trọng KTS trên giá trị GDP cho 63 tỉnh và thành phố tại Việt Nam. Kết quả được chia rõ tỷ trọng KTS ICT và tỷ trọng KTS ngành ngoài ICT để có cái nhìn bao quát về thực trạng KTS tại mỗi địa phương.

Từ kết quả đo lường có thể thấy đóng góp của KTS trong GDP tại mỗi địa phương phụ thuộc nhiều và tỷ trọng KTS ICT. Nhóm có tỷ trọng KTS ICT cao cũng được chia làm 2 nhóm. Nhóm có đóng góp từ hoạt động chế biến, chế tạo phần cứng, thiết bị và linh kiện điện tử, quang học có tỷ trọng KTS ICT rất cao, tới từ đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử trong và ngoài nước tại các khu công nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, nhóm này có tỷ trọng KTS ngành ngoài ICT thấp, như Bắc Ninh, Thái Nguyên hay Bắc Giang.

Nhóm thứ hai tới từ những tỉnh và thành phố phát triển mạnh về dịch vụ, có đóng góp từ hoạt động dịch vụ và nội dung ICT trong KTS khá cao. Đây là những tỉnh và thành phố có GDP cao tương đối và là các trung tâm kinh tế của cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hay tỉnh Bình Dương. Nhóm có tỷ trọng KTS ICT cao chủ yếu nằm tại khu vực Phía Bắc, bao gồm Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía bắc. Nhóm có tỷ trọng KTS ngành ngoài ICT cao đa phần là các địa phương có thế mạnh về dịch vụ, du lịch, phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải miền trung và thế mạnh về sản xuất, chế biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đứng đầu danh sách này là tỉnh Bắc Ninh với tỷ trọng KTS trong GDP đạt mức 56,83%. Tỷ trọng KTS ICT của tỉnh đạt mức rất cao, 53,70%. Tuy nhiên tỷ trọng KTS ngành ngoài ICT chỉ đạt mức 3,12%. Các vị trí còn lại trong Top 5 đều thuộc 5 tỉnh và thành phố có tỷ trọng KTS ICT cao nhất cả nước, những địa phương tập trung những khu công nghiệp sản xuất công nghệ lớn nhất Việt Nam. Đà Nẵng có tỷ trọng KTS ngành ngoài ICT cao nhất cả nước. Tổng tỷ trọng KTS trong GRDP của Đà Nẵng đạt 19,76%, đứng vị trí thứ 6. Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt đứng vị trí thứ 7 và 8 trong danh sách này, với tỷ trọng KTS lần lượt đạt 18,66% và 17,15%. Tuy có tỷ trọng KTS ICT thấp hơn (8,56% so với 11,79%), TP. Hồ Chí Minh lại có tỷ trọng KTS ngành ngoài ICT tương đối cao hơn Hà Nội (10,10% so với 5,36%). Hai tỉnh Phú Thọ và Hà Nam lần lượt xếp hạng thứ 9 và thứ 10 với tỷ trọng KTS trong GRDP lần lượt là 15,43% và 14,51%.

Kết luận

Bài báo sử dụng khái niệm “lan tỏa số” và mô hình kinh tế lượng để đo lường tỷ trọng KTS trong GDP Việt Nam và GRDP các tỉnh và thành phố. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tỷ trọng KTS trên tổng GDP tại Việt Nam năm 2022 đạt 14,26%, bao gồm 63,25% đóng góp từ KTS ICT và 36,75% đóng góp từ KTS ngành ngoài ICT. Kết quả đánh giá ở các tỉnh và thành phố cũng cho thấy các tỉnh có tỷ trọng KTS trong GRDP cao phần lớn đều có tỷ trọng KTS ICT cao.

Mặc dù kết quả tỷ trọng KTS trong GDP Việt Nam 14,26% là mức tỷ trọng rất gần với mục tiêu trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về xây dựng Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tới năm 2025, kinh tế số tại Việt Nam chiếm 20% tổng GDP. Tuy nhiên, để KTS thực sự trở thành động lực của phát triển kinh tế chính phủ Việt Nam cần có các chính sách đẩy mạnh kinh tế số ngành.

KTS ICT có giới hạn phát triển vì đó chỉ là một ngành trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu ICT là một công nghệ mang mục đích chung (General- Purpose Technology- GPT) (Bresnahan & Trajtenberg, 1995) hay là một khuôn mẫu công nghệ (Technological Paradigm) (Perez, 2004), ICT có thể lan tỏa vào các hoạt động kinh tế.

Trong trường hợp đó, ICT có thể thúc đẩy năng suất lao động, tăng cường hiệu quả hoạt động, tạo các mô hình kinh doanh mới với giá trị gia tăng lớn hơn. Theo đó, công nghệ thông tin và truyền thông và KTS có thể giúp tăng trưởng kinh tế liên tục tại Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

1. Asian Development Bank [ADB]. (2021). Capturing the digital economy: A proposed measurement framework and its application: A special supplement to key indicators for Asia and the Pacific 2021. Retrieved from Manila, Phillippines: https://www.adb.org/sites/defa... capturing-digital-economy-measurement-framework.pdf

2. Australian Bureau of Statistics [ABS]. (2019). Measuring Digital Activities in the Australian Economy. Retrieved from Geneva, Switzerland: https://www.abs.gov.au/statist... research/measuring-digital-activities-australian-economy

3. Barefoot, K., Curtis, D., Jolliff, W., Nicholson, J. R., & Omohundro, R. (2018). Defining and Measuring the Digital Economy. Retrieved from Washington, DC.: https://www.bea. gov/system/files/papers/WP2018-4.pdf

4. Bresnahan, T. F., & Trajtenberg, M. (1995). General purpose technologies ‘Engines of growth’? Journal of Econometrics, 65(1), 83-108. doi:https://doi.org/10.1016/0304- 4076(94)01598-T

5. Bukht, R., & Heeks, R. (2017). Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy. Retrieved from Manchester:

6. Huawei, & Economics, O. (2017). Digital Spillover: Measuring the true impact of the digital economy. Retrieved from https:// www.huawei.com/minisite/gci/en... gci_digital_spillover.pdf

7. International Monetary Fund [IMF]. (2018). Measuring
the Digital Economy. Retrieved from Washington D.C.: https://www.imf.org/en/Publica... Issues/2018/04/03/022818-measuring-the-digital-economy

8. Kotarba, M. (2017). Measuring digitalization: Key metrics. Foundations of Management, 9(1), 123-138

9. Organisation for Economic Co-operation and Development [OECD]. (2020). A roadmap toward a common framework for measuring the Digital Economy. Retrieved from Saudi Arabia: https://www.oecd.org/sti/roadm... framework-for-measuring-the-digital-economy.pdf

10. Perez, C. (2004). Technological Revolutions, Paradigm Shifts, and Socio-Institutional Change. In C. R. Erik (Ed.), Globalization, Economic Development and Inequality: An Alternative Perspective (pp. 217-242). UK, Northampton, MA, USA: Edward Elgar.

11. Vietnam Prime Minister. (2022). Decision No. 411/QĐ-TTg Approved the national strategy for digital economic and social development by 2025, orientation to 2030. Hanoi: Government of Vietnam

12. Vu, K. M. (2013). Information and Communication Technology (ICT) and Singapore’s economic growth. Information Economics and Policy, 25(4), 284-300. doi:https:// doi.org/10.1016/j.infoecopol.2013.08.002

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT - Chuyên đề Kinh tế số - Xã hội số tháng 9/2023)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đo lường kinh tế số quốc gia và các tỉnh/thành phố Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO