Doanh nghiệp Việt vẫn có 'cửa' phát triển sản phẩm bảo vệ trẻ em trên mạng

Vân Anh| 09/11/2021 21:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo các chuyên gia, cơ hội cho phần mềm bảo vệ trẻ em “Make in Vietnam” vẫn còn. Ngoài việc cần được hỗ trợ quảng bá, điều quan trọng là sản phẩm Việt phải có tính năng tốt, dễ dùng và giá cả phù hợp.

Hành trang không thể thiếu khi trẻ học tập, giải trí trên mạng

Hồi giữa năm nay, thời điểm hoàn thiện dự thảo chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025", Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho hay, trẻ em trên thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đã được tiếp cận với Internet từ rất sớm.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em (SC), tại Việt Nam hơn 66% trẻ em có thiết bị kết nối Internet như máy tính, smartphone, iPad…; gần 97% trẻ sử dụng mạng Internet cho nhiều mục đích khác nhau như học hành, giải trí, tìm kiếm thông tin, chơi game và trẻ tiếp cận Internet qua điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán Internet.

Nghiên cứu MSD và SC cũng chỉ ra rằng, trẻ sử dụng Internet chủ yếu để học hành, nghiên cứu (83,1%); xem phim, ca nhạc (71,5%); xem các chương trình giải trí, đọc tin tức (70,9%); giao lưu, kết nối bạn bè (71,2%) và chơi game (58,7%).

Có thể thấy, tại Việt Nam số lượng trẻ tuổi thanh thiếu niên sử dụng mạng Internet khá cao, trẻ sử dụng trong cả mục đích dành cho học hành nghiên cứu cũng như truy cập thông tin. Tuy nhiên, không gian mạng đang đưa đến những rủi ro trực tuyến cho trẻ em theo 3 nhóm chính gồm rủi ro nội dung, rủi ro tương tác và rủi ro ứng xử.

Lưu ý về tác động tiêu cực của môi trường mạng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nhà trường phải tổ chức cho học sinh học trực tuyến, ông Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập, Tổng giám đốc CyRadar nhấn mạnh: “Covid-19 vừa tạo đà cũng vừa đặt ra thách thức cho ngành giáo dục và các bậc phụ huynh trong việc hướng dẫn, quản lý con cái khi học tập trực tuyến tại nhà. Đây không phải vấn đề của một quốc gia mà cả thế giới đều phải tìm cách khắc phục”.

Vị chuyên gia cho biết thêm, nhu cầu bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã có từ lâu trên quy mô toàn cầu, cùng với dịch bệnh và sự phát triển của công nghệ. Chắc chắn các giải pháp công nghệ hỗ trợ bảo vệ trẻ em sẽ là hành trang không thể thiếu khi cha mẹ cho phép trẻ tự do hoạt động trong thế giới ảo.

Bởi lẽ, theo báo cáo từ DQ Institute, trong năm 2020, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có Chỉ số an toàn trực tuyến dành cho trẻ em ở mức thấp của thế giới. Khảo sát của Nielsen với nhóm đối tượng trẻ em tại 4 quốc gia ASEAN bao gồm Việt Nam cho thấy thanh thiếu niên lên mạng cho việc học và giải trí thường đối mặt với những mối nguy như nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay nguy cơ từ người lạ.

Khảo sát an toàn trực tuyến các bậc phụ huynh tại Việt Nam và 15 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nam Mỹ thực hiện bởi Qaltrics và Google từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021 cho thấy 71% phụ huynh có con nhỏ học trực tuyến trong thời điểm đại dịch đều lo ngại về sự an toàn trên mạng nhưng hơn 1/3 số phụ huynh được phỏng vấn chưa bao giờ nói chuyện với trẻ về vấn đề này.

Sản phẩm Make in Vietnam bảo vệ trẻ em vẫn còn “cửa” phát triển

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, công cụ công nghệ để bảo vệ trẻ em chưa thực sự phổ biến, song trên thị trường thế giới những sản phẩm này không quá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Các giải pháp được nhiều cha mẹ tìm kiếm, chọn sử dụng có thể kể đến như Google Family Link, Microsoft Family Safety, Kaspersky SafeKid...

CyRadar và CyberPurify là 2 đơn vị đã và đang phát triển các giải pháp “Make in Vietnam” hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Trong đó, CyberPurify Kids là tiện ích bổ sung miễn phí giúp phát hiện và chặn lọc 15 loại nội dung độc hại với trẻ em trên trình duyệt Google Chrome/Safari/Firefox/Microsoft Edge; còn SafeMobile của CyRadar đang trong giai đoạn thử nghiệm, là ứng dụng di động giúp quản lý và giám sát thiết bị, hành động của con cái trên không gian mạng.

Doanh nghiệp Việt vẫn có 'cửa' phát triển sản phẩm bảo vệ trẻ em trên mạng - Ảnh 1.

Ứng dụng SafeMobile ra đời với mong muốn bảo vệ cả trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.

Thừa nhận việc nhiều người dùng vẫn chọn dùng giải pháp của các "ông lớn" công nghệ dù doanh nghiệp Việt Nam đã có những sản phẩm hỗ trợ bảo vệ trẻ em, bà Nguyễn Phương Thanh Trúc, đồng sáng lập, Giám đốc điều hành CyberPurify cho hay: “Google và Microsoft là những tập đoàn công nghệ nổi tiếng và lâu đời trên thế giới, vì vậy khi so sánh các ứng dụng đến từ Việt Nam, sản phẩm của họ mang uy tín và tầm vóc nhất định trong việc ra quyết định chọn lựa ứng dụng bảo vệ trẻ em của cha mẹ”.

Song đại diện CyberPurify cho rằng, nếu vì thế mà đánh giá người Việt Nam “sính ngoại” là khá phiến diện. Bởi lẽ, một phần do phụ huynh chưa biết nhiều đến các ứng dụng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng của Việt Nam. Ngược lại, các ứng dụng của doanh nghiệp Việt chưa có nhiều cơ hội để quảng bá đến phụ huynh bởi câu chuyện xây dựng thương hiệu không phải thực hiện trong ngày một ngày hai. Vì thế, rất cần sự ủng hộ của Chính phủ, cơ quan chức năng.

Bàn về vấn đề này, đại diện CyRadar phân tích: Tính năng có sẵn trên Android của Google hay trên iOS của Apple cũng như trên Windows của Microsoft rõ ràng là dễ tiếp cận được người sử dụng hơn so với hãng phần mềm thứ 3.

Dẫu vậy, chúng cũng tạo ra một sự lệ thuộc của người sử dụng đối với các hãng lớn. Một số kịch bản thực tế vẫn cho thấy cơ hội của các hãng phần mềm thứ 3, bao gồm các phần mềm “Make in Vietnam”. Chẳng hạn như: khi con cái dùng Android, bố dùng iPhone thì bố sẽ quản lý con thế nào? Hoặc khi con dùng laptop chạy Windows, mẹ dùng điện thoại Android thì có quản lý được không?...

“Các ứng dụng Make in Vietnam do sinh sau đẻ muộn và có thể do thiếu cách tiếp cận phù hợp nên chưa thu hút được sự quan tâm của người dùng trong nước. Tuy nhiên, các sản phẩm nếu tính năng tốt, dễ sử dụng đối với người Việt Nam, giá cả phù hợp thì chắc chắn theo thời gian, vẫn sẽ có nhiều người chọn sử dụng”, đại diện CyRadar tin tưởng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
  • PGDC 2025: Khơi nguồn sáng tạo - Kiến tạo tương lai ngành game Việt
    Hội thảo Phát triển Game PTIT - PGDC 2025 là sự kiện chuyên sâu đầu tiên về phát triển game do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức, thu hút khoảng 500 lượt người tham dự.
  • Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn, AI
    Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo.
  • Sinh viên từ Việt Nam thắng giải về AI của AWS
    Được đồng tổ chức bởi Amazon Web Services (AWS) và AI Singapore (AISG), giải đấu lần đầu mở rộng quy mô khu vực Regional LLM League đã thu hút 1.300 sinh viên tham gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học của 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
  • Đã có thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm về an ninh mạng OT
    Kết luận trên chính là những thay đổi tích cực ghi nhận trong Báo cáo tình trạng an ninh mạng trong lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) toàn cầu năm 2025 (2025 State of Operational Technology and Cybersecurity Report) về việc bảo mật công nghệ, an ninh mạng trong bối cảnh các mối đe dọa IT/OT ngày càng phát triển.
Doanh nghiệp Việt vẫn có 'cửa' phát triển sản phẩm bảo vệ trẻ em trên mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO