Cụ thể, lĩnh vực đạt lợi nhuận là 151,8 tỷ đồng,nộp ngân sách 24,2 tỷ đồng. Về tỷ lệ hệ thống thông tin được xác định cấp độ và thực hiện bảo vệ cấp độ, cả nước có 921/3021 hệ thống đạt khoảng 30%, địa phương có 572/2330 hệ thống (khoảng 24,5%).
Theo Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, đến tháng 12/2022, việc phân loại, xác định và phê duyệt đề xuất cấp độ HTTT phải hoàn thành. Tháng 06/2023 phải triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn HTTT theo cấp độ .
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, số địa chỉ IP nằm trong mạng botnet, theo thống kê, là 2.153.158 địa chỉ, giảm 18,7% so với 6 tháng cuối năm 2021, giảm 24,5% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2021. Trung bình trong 6 tháng đầu năm 2022 là 780.555 IPbonet/tháng, giảm 22,4% so với trung bình của năm 2021.
Bộ TT&TT đã hướng dẫn xử lý 6.641 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam: 1.696 cuộc tấn công giả mạo (phishing), 859 cuộc tấn công thay đổi giao diện (deface), 4.086 cuộc mã độc (malware), giảm 2,54% so với 6 tháng cuối năm 2021, tăng 127,82% so với 6 tháng đầu năm 2021. Trung bình trong 6 tháng đầu năm 2022 là 1.107 cuộc/tháng, tăng 36,5% so với trung bình năm 2021.
Nguyên nhân số cuộc tấn công mạng tăng là do người dùng mạng xã hội quan tâm nhiều tới việc xử lý cán bộ cũng như thông tin tiêu cực của các lãnh đạo có liên quan. Đặc biệt có sự gia tăng lớn của loại hình tấn công mạng phishing khi xuất hiện nhiều trang web lừa đảo, ứng dụng lừa đảo trên mạng xã hội.
Trong lĩnh vực, Bộ TT&TT đã ban hành Kế hoạch củng cố và cải thiện xếp hạng ATTT theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) nhằm củng cố và cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng chỉ số ATTT mạng toàn cầu với mục tiêu tăng từ 03 - 05 hạng để nâng cao năng lực về bảo đảm ATTT của các bộ, ngành, địa phương phù hợp với xu hướng phát triển chung, xây dựng môi trường mạng Việt Nam văn minh, lành mạnh; tạo dựng niềm tin số, nâng cao năng lực là yếu tố then chốt để chuyển đối số thành công. Bên cạnh đó là Kế hoạch phát triển 1.000 nhân lực ATTT chuyên nghiệp, hình thành và phát triển đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp làm nòng cốt để bảo đảm ATTT mạng quốc gia và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp (DN) nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, DN và cộng đồng.
Bộ TT&TT đã ban hành Đề án Bảo đảm ATTT cho đô thị thông minh (ĐTTM) giai đoạn 2022 - 2025 với mục tiêu bảo đảm ATTT cho ĐTTM dựa trên việc triển khai các giải pháp an toàn thông tin kết hợp hài hòa, đầy đủ các yếu tổ: con người, quy trình, công nghệ ngay từ khâu thiết kế, xây dựng hệ thống, và tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình quản lý, khai thác, vận hành hệ thống.
Bộ TT&TT cũng đã ban hành các yêu cầu kỹ thuật đối với phát triển phần mềm; sản phẩm phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ; sản phẩm phát hiện và phản ứng sự cố ATTT trên thiết bị đầu cuối; đánh giá xếp hạng mức độ sẵn sàng bảo đảm ATTT các bộ, ngành, địa phương năm 2021, phối hợp cung cấp số liệu cho xếp hạng nội dung về ATTT cho chỉ số DTI.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, để hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực của các cán bộ phụ trách công tác bảo đảm ATTT, chương trình đào tạo về cách thức xây dựng, vận hành và đánh giá năng lực đội ứng cứu sự cố theo mô hình SIM3 sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên minh châu Âu, webinar với các chủ đề "Nâng cao khả năng đảm bảo ATTT cho các tổ chức với SecDevOps", "Tăng cường đảm bảo ATTT thông qua hợp tác chia sẻ tri thức về tấn công mạng", hội thảo "Đảm bảo ATTT cho chuỗi cung ứng ICT" phối hợp với Kapersky; bảo đảm ATTT cho các nền tảng chuyển đổi số; hội nghị và triển lãm quốc tế về an toàn không gian mạng Việt Nam 2022 (Vietnam Security Summit)… đã được tổ chức./.