Đổi mới truyền thông khoa học và công nghệ

Bài và ảnh: KHÁNH CHI| 23/10/2021 16:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Khoa học và công nghệ (KH và CN) ngày càng phát triển, đạt nhiều thành tựu khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Song hành cùng các thành tựu KH và CN là hoạt động truyền thông, với nhiệm vụ là cầu nối chuyển tải thông tin, truy

Đổi mới truyền thông khoa học và công nghệ - Ảnh 1.

Truyền thông góp phần giới thiệu các thành tựu khoa học và công nghệ đến mọi người.

Đảng và Nhà nước đã xác định, đánh giá cao giá trị trí tuệ cũng như vai trò, vị trí của KH và CN và luôn coi KH và CN là quốc sách hàng đầu. Qua 35 năm đổi mới đất nước, KH và CN đã từng bước khẳng định vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. KH và CN hiện hữu trong tất cả các ngành, lĩnh vực, các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những thành tựu của KH và CN đã tác động đến sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, tạo ra đột phá rõ rệt trong mọi lĩnh vực của đời sống. Ðồng thời, tác động lớn đến cách giao tiếp, trao đổi và tiếp cận thông tin. Do đó, truyền thông KH và CN là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia cũng như sự tiến bộ của xã hội.

Ở các nước có nền KH và CN phát triển (như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Australia,…), công tác truyền thông KH và CN rất được chú trọng và đều có tổ chức/cơ quan chuyên trách về truyền thông KH và CN trực thuộc Bộ của Chính phủ, được Nhà nước hỗ trợ hoạt động, cũng như thiết lập cơ chế, chính sách liên quan để thực hiện nhiệm vụ. Thí dụ, tại Nhật Bản, Trung tâm truyền thông khoa học Nhật Bản (SMC) trực thuộc Cơ quan KH và CN Nhật Bản (JST), có nhiệm vụ phát triển mối liên kết giữa cộng đồng khoa học và xã hội, kết nối nhà khoa học với phóng viên báo chí, đưa KH và CN trở thành một hoạt động mang tính văn hóa. Tại Australia, truyền thông KH và CN là bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển KH và CN và là một phần quan trọng trong xã hội hiện đại. Chính phủ đã xây dựng các Trung tâm truyền thông khoa học để nhà khoa học giao lưu, trao đổi học thuật, kết nối với báo chí và hoạt động truyền thông đã mang đến sự ủng hộ của công chúng cho hoạt động KH và CN. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, truyền thông là hoạt động không tách rời với sự phát triển KH và CN.

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực để nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng KH và CN, tăng cường nhận thức và sự quan tâm của công chúng với KH và CN và đổi mới sáng tạo. Lãnh đạo Bộ KH và CN qua các thời kỳ đã sớm có chủ trương phát triển hoạt động này, trong đó có việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH và CN (STC) vào năm 2008. Ðây được coi là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển của hoạt động truyền thông KH và CN ở Việt Nam.

Công tác truyền thông KH và CN, đổi mới sáng tạo đã có những bước chuyển biến lớn, ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng, góp phần giới thiệu những thành tựu nổi bật của KH và CN trong nước cũng như thế giới; tham mưu, tư vấn, phản biện cho các chủ trương, chính sách góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước; tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, các quy định của pháp luật về KH và CN đến với nhân dân, phổ biến tri thức, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của KH và CN trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; cầu nối kết nối giữa cung - cầu công nghệ; góp phần đẩy mạnh ứng dụng KH và CN vào sản xuất và đời sống. Ðã hướng đến việc mở rộng văn hóa khoa học, cung cấp các kiến thức và cơ hội trải nghiệm khoa học, kỹ thuật tiên tiến; truyền cảm hứng, kết nối tình yêu khoa học giữa các nhà nghiên cứu với thế hệ trẻ.

Chiến lược phát triển KH và CN Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến KH và CN là một trong sáu giải pháp chủ yếu. Luật KH và CN năm 2013 đã có quy định về truyền thông, phổ biến kiến thức KH và CN (Ðiều 48). Tại buổi làm việc với Bộ KH và CN mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách liên quan đến KH và CN, truyền cảm hứng, tôn vinh trí thức, nhà khoa học;...

Bộ trưởng KH và CN Huỳnh Thành Ðạt cũng cho rằng, công tác truyền thông KH và CN cần trở thành cầu nối hữu dụng hơn nữa, đưa tri thức và tiến bộ KH và CN đến nhanh hơn với quần chúng và đời sống sản xuất, xã hội; khơi dậy, truyền cảm hứng, khát vọng sáng tạo trong cộng đồng; góp phần hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo, nuôi dưỡng tình yêu khoa học trong giới trẻ, giúp tạo ra một xã hội tôn trọng khoa học, có tư duy sáng tạo.

Có thể nói, trong hơn 10 năm qua, hoạt động truyền thông KH và CN đã được nhấn mạnh trong các văn bản, chỉ đạo điều hành và các diễn đàn KH và CN. Ðó cũng là sự khẳng định hướng đi tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, xã hội phát triển đến đâu sẽ có nền tảng thông tin tương ứng. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông KH và CN còn không ít hạn chế như mạng lưới truyền thông còn mỏng, chưa có sự kết nối giữa các tổ chức, địa phương; tiềm lực, nhân lực còn khiêm tốn; nội dung, hình thức truyền thông chưa phong phú... Ðây là một trong những thách thức đối với nhiệm vụ truyền thông KH và CN trong thời gian tới. Ngành KH và CN cần có một kế hoạch lâu dài, đổi mới cho hoạt động truyền thông KH và CN, góp phần tuyên truyền việc làm chủ những công nghệ cốt lõi và phát triển các sản phẩm “make in Vietnam” của giới khoa học và doanh nghiệp Việt Nam; phát huy vai trò quan trọng trong việc công bố kiến thức mới, truyền bá tri thức cho xã hội.

Bài liên quan
  • Phát triển kinh tế số ở Đông Nam Á: Cơ hội và thách thức
    Nền kinh tế số Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây nhờ mức độ số hoá, thâm nhập và sử dụng Internet ngày càng gia tăng. Kể từ năm 2016, số người dùng Internet trong khu vực đã tăng gấp đôi ở 6 quốc gia lớn nhất: Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Đổi mới truyền thông khoa học và công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO