Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
Tối 22/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Sáng 20/3, Lễ công bố Hệ thống các chỉ số đo lường khán giả truyền hình - VTVratings đã diễn ra tại Quy Nhơn, Bình Định trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42.
Đào tạo nguồn nhân lực truyền thông chính sách là nhiệm vụ bức thiết và cần có giải pháp thúc đẩy trong bối cảnh chuyển đổi số để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách ở Việt Nam.
Hiện nay, nhu cầu nhân lực truyền thông doanh nhiệp đang rất lớn và có xu hướng tăng lên. Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực truyền thông doanh nghiệp cần được thực hiện bởi đa dạng các giải pháp ở nhiều chủ thể khác nhau.
Năm 2025 là năm quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ XIV dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, cũng là năm bước ngoặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của sự phát triển và phồn vinh.
Đối mặt với những rủi ro về gian lận và việc nâng cao quyền riêng tư, giải pháp nhận dạng tự chủ SSI đang mở ra rất nhiều tiềm năng, nhưng việc áp dụng trong thực tế vẫn còn hạn chế.
Ấn phẩm với nội dung phản ánh tâm hồn, khát vọng của các văn nghệ sĩ, những biến chuyển trong đời sống văn hóa xã hội của Đan Phượng, Hà Nội, từ đó khơi dậy niềm tự hào về truyền thống, đất nước, con người cùng tình yêu quê hương trong mỗi người dân quê hương.
Cần nhanh chóng thiết lập các chuẩn mực đạo đức truyền thông theo hướng nhân văn và chuẩn mực trong thời đại truyền thông số. Hệ thống đạo đức này cần tiếp cận đa chiều, bao gồm: các quy định kỹ thuật, phong tục tập quán và xây dựng một hệ sinh thái mạng trong sạch.
80 năm lịch sử vẻ vang của ngành Thông tin và Truyền thông (1945 - 2025) là hành trình sáng tạo liên tục, đổi mới không ngừng, sẵn sàng đảm nhận sứ mệnh tiên phong, góp phần tạo đà bứt tốc phát triển cho đất nước.
Ngày 24/02/2025, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Ban Chỉ đạo bàn giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông về Bộ Công an. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Để đạt được hiệu quả trong công tác truyền thông vùng dân tộc thiểu số (DTTS), người làm công tác truyền thông, đặc biệt là nhà báo phải có phương pháp tiếp cận người DTTS phù hợp. Quan trọng nhất là phải có kiến thức, kỹ năng truyền thông cơ bản, phải am hiểu văn hóa, phong tục tập quán của DTTS...
Trang bị cho sinh viên báo chí kỹ năng kiểm tra thông tin nhằm tạo ra một thế hệ các nhà báo có khả năng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội về sự chính xác và minh bạch trong thông tin.
Trong bối cảnh truyền thông ngày càng đa dạng và khó kiểm soát, báo chí không chỉ tạo niềm tin về tính xác thực của thông tin; mà quan trọng hơn, đó là thuyết phục công chúng tin tưởng rằng những câu chuyện, vấn đề đó đều sẽ có cách giải quyết, định hướng dư luận hướng tới nhận thức, thái độ và hành vi tích cực, đóng góp cho xu hướng phát triển của xã hội.