Dự báo chi tiêu cho CNTT năm 2017

Linh Anh| 20/02/2017 08:14
Theo dõi ICTVietnam trên

Chi tiêu cho CNTT toàn cầu dự báo đạt 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2017.

Doanh thu các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ Thông tin (IT) trên toàn thế giới được dự báo đạt gần 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2017, tăng 3,5% so với 2016.

Theo Hướng dẫn chi tiêu cho CNTT nửa đầu năm 2017 vừa được công bố, Trung tâm dữ liệu quốc tế (IDC) ước tính chi tiêu cho CNTT trên toàn thế giới sẽ đạt mức gần 2,65 nghìn tỷ USD vào năm 2020. IDC dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2015 – 2020 là 3,3%. Theo đó, các dịch vụ tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đầu tư và chứng khoán) và sản xuất (đơn lẻ và tập trung) vẫn tiếp tục dẫn đầu về mức chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ CNTT. Các ngành này sẽ tạo ra khoảng 30% tổng doanh thu CNTT trong suốt giai đoạn dự báo bởi việc đầu tư vào công nghệ sẽ thúc đẩy những nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số.

Các ngành dẫn đầu chi tiêu cho các dịch vụ và sản phẩm CNTT sẽ là các ngành tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư, ngành sản xuất, sẽ tạo ra 30% trong tổng doanh thu CNTT trong giai đoạn dự báo. Ngành viễn thông và các ngành nghiệp vụ, các cấp chính quyền sẽ là những tổ chức mua sắm sản phẩm và dịch vụ CNTT lớn nhất. Những ngành này có sự tăng trưởng chi tiêu cho CNTT nhanh nhất trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ là dịch vụ nghề nghiệp, y tế, ngân hàng, ngành này sẽ vượt qua ngành sản xuất đơn lẻ vào năm 2018 và trở thành ngành công nghiệp đứng thứ 2 về tổng chi tiêu cho CNTT.

Trong khi đó, hơn 20% tổng doanh thu công nghệ sẽ đến từ những người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức chi tiêu cho CNTT của nhóm đối tượng này gần như không có biến động nhiều (với tốc độ tăng trưởng lũy kế CAGR là 0,3%) trong suốt giai đoạn dự báo, họ chỉ chuyển từ thiết bị sang phần mềm cho những thứ như bảo mật, quản lý nội dung và chia sẻ tập tin.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đạt tăng trưởng nhanh thứ 2 về doanh thu CNTT

Xét về vị trí địa lý, Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) sẽ là khu vực có thị trường sản phẩm và dịch vụ CNTT lớn nhất, tạo ra hơn 40% tổng doanh thu trong suốt giai đoạn dự báo. Những khu vực khác như Tây Âu sẽ tạo ra hơn 20% doanh thu CNTT trên toàn thế giới, theo sau là Châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) với mức dưới 20%. Về tốc độ phát triển thì nhanh nhất sẽ là Mỹ Latinh (với tốc độ tăng trưởng CAGR là 5,3%) tiếp theo là Châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) và Hoa Kỳ (với tốc độ tăng trưởng CAGR là 4,0%).

Về mức chi tiêu cho CNTT, dự báo Mỹ sẽ đạt gần 920 tỷ USD trong năm 2017 và sẽ đứng trong vị trí đầu tiên với mức 1 ngàn tỷ USD trong năm 2020. Các dịch vụ như triển khai và phát triển ứng dụng, mô hình hướng dịch vụ sẽ có mức chi tiêu CNTT lớn nhất trong năm 2017 với 275 tỷ USD, mua phần mềm sẽ tăng trưởng mạnh với với tốc độ tăng trưởng CAGR là 7,9%, tạo vị trí lớn nhất vào năm 2020. Các dịch vụ kinh doanh cũng sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn dự báo (tốc độ tăng trưởng CAGR là 6,0%) trong khi mua phần cứng gần như không có thay đổi nhiều (tốc độ tăng trưởng CAGR là 0,5%).

Các doanh nghiệp lớn dẫn đầu trong chi tiêu CNTT

Xét về quy mô của doanh nghiệp thì hơn 45% tổng chi CNTT trên toàn thế giới sẽ đến từ các doanh nghiệp rất lớn (hơn 1.000 nhân viên), trong khi các doanh nghiệp nhỏ (có 1- 9 nhân viên) sẽ đóng góp khoảng 1/4 trong tổng kinh phí chi tiêu cho CNTT trong suốt giai đoạn dự báo. Các doanh nghiệp vừa (100 - 499 nhân viên), và các doanh nghiệp lớn hơn (500 - 999 nhân viên) có mức chi tiêu CNTT ngang bằng nhau với tốc độ tăng trưởng CAGR là 4,3%.

Christopher Chute, Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng phân tích nhu cầu khách hàng của IDC cho biết: "Với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB) trên toàn cầu, chi tiêu cho phần mềm sẽ lớn hơn mức chi tiêu cho phần cứng trong năm 2018. Các SMB lớn mạnh hơn đã nhận ra giá trị của việc kết nối các đầu tư vào phần mềm tới các quy trình kinh doanh".

Hướng dẫn Chi tiêu nửa đầu năm 2017 cung cấp góc nhìn chi tiết về thị trường chi tiêu cho CNTT của một đất nước, ngành công nghiệp, cùng với quy mô công ty và các lĩnh vực công nghệ. Cơ sở dữ liệu này cũng cung cấp thông tin dựa trên công cụ phân tích dữ liệu hoặc công cụ truy vấn tùy chỉnh của IDC giúp người dùng dễ dàng trích xuất thông tin có ý nghĩa về thị trường công nghệ và các ngành khác nhau.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn
    Theo lãnh đạo Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC)‏‏, đây là thời điểm vàng để sinh viên định hướng nghề nghiệp theo ngành bán dẫn, với mức lương hấp dẫn và triển vọng nghề nghiệp bền vững.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
  • Xuất bản Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để sớm trở thành công nghiệp xuất bản
    Ngành xuất bản Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ hiện đại không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu cấp thiết giúp ngành xuất bản phát triển bền vững và tiệm cận với mô hình công nghiệp xuất bản hiện đại.
  • Chuyển đổi số - liều vắc-xin hiệu quả
    Trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số được kỳ vọng là chiếc "đũa thần" giải quyết bài toán tăng trưởng chậm và năng suất thấp. Ở nhiều quốc gia, đó cũng là công cụ quan trọng để xử lý tình trạng lãng phí nguồn lực - căn bệnh kinh niên của khu vực công.
Đừng bỏ lỡ
Dự báo chi tiêu cho CNTT năm 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO