Chuyển đổi số

Đưa Hòa Bình trở thành điểm đến du lịch thông minh

PV 17:51 26/11/2024

Với tiềm năng phong phú về thiên nhiên, văn hóa và lịch sử, Hòa Bình đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành điểm đến du lịch thông minh và bền vững.

Theo chuyên gia chuyển đổi số du lịch Nguyễn Quyết Tâm, cần từng bước đổi mới cách làm du lịch trong kỷ nguyên số, đồng thời thực hiện 6 nhóm giải pháp chiến lược để phát huy lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tại địa phương.

hoa-binh-ung-dung-nen-tang-so-itourism-thuc-day-phat-trien-du-lich-thong-minh-2.png
Ông Nguyễn Quyết Tâm: cần từng bước đổi mới cách làm du lịch trong kỷ nguyên số

Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch

Tỉnh Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, với những tiềm năng sẵn có, việc đầu tư vào công nghệ số không chỉ giúp tỉnh khai thác tối đa giá trị du lịch mà còn góp phần phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Phát triển du lịch sẽ đóng góp và tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của Hoà Bình.

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã ứng dụng nền tảng công nghệ để phát triển du lịch thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch, truyền thông quảng bá theo xu hướng hiện đại. Từ năm 2019 đã xây dựng Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Hòa Bình.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR với nhiều tính năng ưu việt; các bộ ảnh 3D và video 360 (VR 360) về các điểm tham quan du lịch, cơ sở dịch vụ. Tỉnh cũng thí điểm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh phục vụ quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trong đó có nhiều tính năng hỗ trợ phát triển du lịch nhờ công nghệ.

6 nhóm giải pháp chiến lược để phát huy lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch tại Hoà Bình

Chia sẻ tại hội thảo “Kết nối cung cầu sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin phát triển kinh tế số khu vực miền Bắc”, ông Nguyễn Quyết Tâm, chuyên gia chuyển đổi số (CĐS) du lịch, khẳng định tầm quan trọng và giá trị của nền tảng số trong mô hình điểm đến du lịch thông minh.

Cụ thể, bản chất của CĐS hay du lịch thông minh không chỉ là ứng dụng đơn lẻ các công nghệ như VR, AI mà còn ở khả năng giải quyết các bài toán cốt lõi: số hóa dữ liệu đầu vào, quy hoạch và khai thác giá trị dữ liệu để tối ưu hóa hiệu quả đầu ra. Công nghệ được triển khai nếu không đáp ứng được những yếu tố này thì mới chỉ dừng lại ở mức ứng dụng công nghệ thông tin, chưa đủ để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và bền vững.

hoa-binh-ung-dung-nen-tang-so-itourism-thuc-day-phat-trien-du-lich-thong-minh-6.png
Ông Nguyễn Quyết Tâm khuyến nghị giải pháp xây dựng Hòa Bình trở thành điểm đến du lịch thông minh.

Với địa phương có nhiều lợi thế để phát triển và trở thành điểm đến du lịch thông minh như Hòa Bình, ông Tâm đã đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp chiến lược, tập trung vào 6 khía cạnh chính.

Số hóa hệ thống dữ liệu tài nguyên du lịch trên một nền tảng thống nhất

Với lợi thế sở hữu một kho tàng tài nguyên du lịch phong phú, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang sở hữu 4 khu bảo tồn thiên nhiên, 173 điểm di tích, danh lam thắng cảnh được quản lý bảo vệ, trong đó có 110 di tích đã được xếp hạng (01 di tích quốc gia đặc biệt, 40 di tích cấp quốc gia và 69 di tích cấp tỉnh).

Tỉnh còn bảo tồn, lưu giữ hàng trăm chiếc trống đồng và gần 10 ngàn chiếc chiêng quý giá, 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Mo Mường, Nghệ thuật Chiêng Mường, Lễ hội Khai hạ, Tri thức dân gian Lịch Tre của dân tộc Mường và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng Loóng của người Thái Mai Châu.

Để phát huy tối đa giá trị của những tài nguyên du lịch này, việc triển khai số hóa dữ liệu tài nguyên du lịch trên một nền tảng công nghệ mạnh mẽ và thống nhất là vô cùng quan trọng. Số hóa sẽ giúp quản lý và quảng bá tài nguyên du lịch hiệu quả hơn, đồng thời mở ra cơ hội phát triển các sản phẩm du lịch bền vững.

Đặc biệt, đây cũng là một phần quan trọng trong việc thực hiện Quyết định 2654/QĐ-BVHTTDL năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về điều tra tài nguyên du lịch.

Triển khai CĐS, phát triển điểm đến thông minh tại các khu, điểm du lịch

Xây dựng kế hoạch chi tiết và toàn diện cho việc áp dụng CĐS tại các khu du lịch cấp tỉnh, bao gồm việc triển khai hệ thống thông tin, áp dụng các giải pháp công nghệ phù hợp với đặc thù của từng điểm du lịch. Ứng dụng công nghệ thông minh cho du khách như các nền tảng di động giúp du khách dễ dàng truy cập thông tin về các điểm du lịch.

Đồng thời, cần phát triển hệ thống quản lý và giám sát thông minh tại các khu du lịch nhằm đảm bảo an ninh, bảo vệ tài nguyên cũng như triển khai các chiến lược truyền thông số để quảng bá hình ảnh điểm đến, nâng cao nhận thức và thu hút thêm nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Hoàn thiện triển khai hệ thống Audio Guide

Hệ thống này sẽ giúp du khách dễ dàng tiếp cận thông tin và hiểu sâu hơn về các tài nguyên du lịch, cũng như các giá trị văn hóa và lịch sử của địa phương mà không cần phải phụ thuộc vào hướng dẫn viên trực tiếp.

Đây cũng là cơ hội giúp ban quản lý điểm đến nâng cao hình ảnh, chuyên nghiệp hóa dịch vụ, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương một cách bền vững.

Xây dựng CSDL du lịch tập trung

Để khai thác, đồng bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) và nâng cao năng lực quản lý dựa trên công nghệ hiện đại, tỉnh Hòa Bình cần tích hợp và kết nối các dữ liệu về sản phẩm du lịch, khu điểm đến, doanh nghiệp du lịch,... một cách tập trung.

Cụ thể là xây dựng nền tảng kiến trúc công nghệ thông tin và các cơ chế, quy định để kết nối, tích hợp dữ liệu của các cơ quan quản lý, địa phương và các doanh nghiệp (DN), cơ sở dịch vụ du lịch. Đồng thời nâng cao khả năng tương tác trên môi trường số giữa cơ quan quản lý, địa phương với các DN du lịch nhằm kết nối cung cấp thông tin. Ngoài ra, cần kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Du lịch và các ngành, lĩnh vực liên quan như xuất nhập cảnh, hàng không, ngoại giao, thương mại, ngân hàng.

Đào tạo nâng cao năng lực nhân lực du lịch số

CĐS là yếu tố then chốt giúp DN du lịch Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới và linh hoạt hơn. Để thúc đẩy quá trình CĐS, việc đào tạo cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức về lợi ích của CĐS, cải thiện khả năng ứng dụng kỹ năng số trong quản lý và vận hành. Đồng thời, các cơ quan quản lý, tổ chức ngành du lịch, và các đối tác công nghệ cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra các chương trình hỗ trợ DN trong việc lựa chọn và triển khai các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu thực tế.

Với mục tiêu hỗ trợ CĐS du lịch tỉnh Hòa Bình, hướng tới mô hình du lịch thông minh, VietISO luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng và cung cấp các tài liệu hướng dẫn sử dụng, trải nghiệm các sản phẩm cho các cơ quan, tổ chức, DN, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Triển khai ứng dụng giải pháp CĐS cho khối DN du lịch

Để du lịch Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại và văn minh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cần sớm xúc tiến ứng dụng Nền tảng số du lịch vào thực tiễn. Tuy nhiên, nền tảng số được triển khai cần đáp ứng được nhu cầu riêng của mỗi nhóm đối tượng trong ngành, đồng thời cần có sự kết nối mở, liên kết chặt chẽ để có thể khai thác tối đa giá trị dữ liệu. Từ CĐS tiến tới chuyển đổi xanh, từ phát triển du lịch xanh tới phát triển du lịch thông minh, bền vững và tái tạo.

Bằng việc triển khai 5 nhóm nội dung trên, các điểm đến du lịch, cộng đồng du lịch tại Hòa Bình có thể phát huy được lợi thế bản địa và hòa nhập với những xu hướng mới của ngành trong kỷ nguyên số. Khi địa phương chủ động thích ứng và phát triển, bức tranh du lịch của Hòa Bình sẽ ngày trở nên tươi sáng và bền vững hơn./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Malaysia thành lập Bộ Kỹ thuật số để đất nước không bị tụt hậu về công nghệ
    “Bộ đặc biệt này, được thành lập sau cuộc cải tổ Nội các vào tháng 12/2023 và Malaysia sẽ không thể cạnh tranh kịp tốc độ mà các quốc gia khác đạt được nếu không tập trung vào lĩnh vực kỹ thuật số”, Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim nhấn mạnh.
  • Văn hóa không sợ thất bại là yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp
    Theo ông Choi Young-sam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, nền văn hóa không sợ thất bại và coi đó là cơ hội để phát triển, là một yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
  • Các cuộc tấn công mạng khiến doanh nghiệp Anh thiệt hại hơn 55 tỷ USD
    Các doanh nghiệp Anh đã chịu tổn thất 44 tỷ bảng Anh (55,08 tỷ USD) trong 5 năm qua do các cuộc tấn công mạng, với hơn một nửa số công ty tư nhân (52%) trở thành nạn nhân của ít nhất một cuộc tấn công.
  • Công nghệ số tăng trải nghiệm, kích cầu du lịch Việt Nam
    Việc triển khai áp dụng các nền tảng số ở tầm quốc gia của ngành du lịch để tạo nên sự liền mạch và thống nhất về dữ liệu, sự kết nối liên thông chặt chẽ giữa các chủ thể trong ngành du lịch như cơ quan quản lý, các điểm đến, doanh nghiệp, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho du khách
  • Phát triển du lịch Tây Nguyên bằng hành trình di sản
    Tây Nguyên - vùng đất đỏ bazan trù phú, với những cao nguyên hùng vĩ, rừng già thâm u và những bản sắc văn hóa đặc trưng là nơi lưu giữ không chỉ những giá trị thiên nhiên độc đáo mà còn cả kho tàng văn hóa tinh thần phong phú và quý giá. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch ở Tây Nguyên bằng chính việc kết nối hành trình di sản?
  • Ứng dụng nền tảng Ititan để quản lý kinh doanh, ra quyết định
    Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu iTitan là giải pháp được phát triển và tích hợp trên các nền tảng nguồn mở của Công ty cổ phần Tin học Giải pháp Tích hợp mở Việt Nam (INet Solutions Corp) nghiên cứu, phát triển nhằm giải quyết các bài toán liên quan đến dữ liệu lớn (big data).
  • TP. Hồ Chí Minh ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong quản lý, điều hành giao thông
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh trong lĩnh vực giao thông ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh đã mang lại những cải thiện đáng kể trong công tác điều hành giao thông. Nhờ đó, các phương tiện di chuyển trở nên thuận lợi, nhanh chóng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giao thông đô thị.
  • Báo chí thế giới trong kỷ nguyên số và kinh nghiệm cho Việt Nam
    Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và thay đổi trong cách công chúng tiếp cận thông tin đã đưa chuyển đổi số trở thành chiến lược cốt lõi của báo chí toàn cầu. Qua những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhiều tờ báo trên thế giới không chỉ củng cố vị thế mà còn mở ra những hướng đi mới đầy tiềm năng. Những kinh nghiệm và thành công này chính là nguồn cảm hứng và bài học quý báu dành cho báo chí Việt Nam trên hành trình chuyển đổi số.
  • Grand Pioneers Cruise tiên phong trong Hành trình Di sản Xanh tại Việt Nam
    Với làn nước xanh ngọc và những núi đá vôi sừng sững, Vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận, nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên độc đáo. Đây là Vịnh duy nhất trên thế giới sở hữu cảnh quan hàng nghìn đảo đá vôi với mỗi đảo đều mang một câu chuyện riêng cùng hệ sinh thái khác biệt. Grand Pioneers Cruise cam kết bảo vệ điểm đến mang tính biểu tượng này thông qua các hoạt động du lịch bền vững và các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên.
  • Hơn 2 triệu tin nhắn cảnh báo rét đậm, rét hại đã được gửi qua Zalo
    Ngày 26/11, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống thiên tai trực thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Zalo để gửi tin nhắn đến người dân ở những địa phương chịu ảnh hưởng.‏
Đưa Hòa Bình trở thành điểm đến du lịch thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO