Khởi nghiệp

Đưa sản phẩm Việt ra "đại dương xanh" bằng TMĐT xuyên biên giới

Anh Minh 08:35 01/03/2024

Khởi nghiệp bằng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, lựa chọn thị trường ngách và tận dụng các công cụ trên Amazon, anh Trung Bùi đã từng bước đưa thương hiệu TIDITA ra thế giới.

"Giữa một biển cơ hội, hoặc là choáng ngợp và bị nhấn chìm, hoặc là chiếm lĩnh một lối đi riêng”, đó là hành trình bước ra đại dương xanh trên Amazon của TIDITA - thương hiệu đồ dùng nhà bếp bằng gỗ, và cũng là bài học kinh doanh từ anh Trung Bùi - chàng kỹ sư khởi nghiệp với TMĐT xuyên biên giới.

9.png
Anh Trung Bùi - chàng kỹ sư khởi nghiệp với TMĐT xuyên biên giới.

Công thức thành công bắt đầu từ việc “lắp” sản phẩm vào thị trường ngách

Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ, tổng giá trị TMĐT cho nhóm hàng nội thất và trang trí nhà cửa đã đạt mức 145,56 tỷ USD trong năm 2022. Trong khi đó, thống kê của Amazon cho thấy ngành hàng này đã chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội trong giai đoạn 2020-2022. Trong vòng 3 năm trở lại đây, nhà cửa và nhà bếp cũng liên tục góp mặt trong Top ngành hàng bán chạy nhất của các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon.

Trong danh mục này, các sản phẩm nội thất từ gỗ kích thước lớn như bàn ghế, khung kệ giường, giá tủ, gỗ lát sàn trong nhà và ngoài trời,... chiếm tỷ lệ cao với sự có mặt của nhiều nhà sản xuất lớn. Các thương hiệu Việt nhỏ, mới thành lập sở hữu nguồn vốn tương đối nhỏ sẽ khó cạnh tranh với không chỉ các thương hiệu nội địa tại Mỹ khác mà cả các nhà cung cấp nước ngoài như Trung Quốc, Mexico với lợi thế về giá cả hay vận chuyển.

Trước bối cảnh ấy, anh Trung hiểu rằng cần phải tìm được một ngách sản phẩm nhỏ hơn, chưa được khai thác nhiều, còn khoảng trống để phát triển, đồng thời phải tận dụng được thế mạnh sản xuất của Việt Nam.

Sử dụng tính năng Trình khám phá cơ hội sản phẩm (Product Opportunity Explorer) của Amazon, anh Trung tìm hiểu về nhu cầu thực sự của khách hàng, và nhận thấy xu hướng các sản phẩm trang trí nhà cửa mang phong cách vintage đang được ưa chuộng trong những năm gần đây. Những kết quả rút ra từ sự nghiên cứu và tìm hiểu này, anh Trung quyết định chọn ngách đồ gia dụng nhà bếp mang hơi hướng “home-decor” để “chào sân” khách quốc tế trên Amazon.

Xuất thân là một kỹ sư, kim chỉ nam của anh Trung đối với TIDITA là không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng quốc tế. Việc đầu tư cho R&D phản ánh trong việc chọn chất liệu gỗ Acacia mà TIDITA sử dụng. Đây là chất liệu gỗ keo tự nhiên, giá cả hợp lý, có độ bền cao, góp phần tạo nên những thiết kế tinh xảo của TIDITA.

Các sản phẩm chủ lực của TIDITA bao gồm: khay gỗ đa năng “Lazy Susan", thớt gỗ charcuterie, kệ sắp xếp đồ bếp đa năng, tấm che bàn bếp bằng gỗ,... hướng tới tệp khách hàng Mỹ yêu thích dụng cụ bếp có thiết kế cổ điển, trang nhã, tô điểm không gian sống mà vẫn đáp ứng nhu cầu công năng cao. Lựa chọn chiến lược của anh Trung đã tạo nên thành công mang tính bước ngoặt cho thương hiệu. Các sản phẩm của TIDITA cũng có vòng đời dài hơn nhờ tính độc đáo, khác biệt so với đối thủ và độ phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Chủ động nguồn cung và xây dựng thương hiệu từ bước đầu

Trong quá trình tìm kiếm nhà sản xuất, anh Trung gặp phải thách thức về nguồn cung không ổn định. Các xưởng lớn có thể đáp ứng đơn đặt hàng của TIDITA thì thường quá tải công suất ; các xưởng nhỏ lại không thể tăng trưởng về quy mô cùng với thương hiệu. Điều này đã thôi thúc anh Trung tự mở xưởng sản xuất để chủ động về nguồn cung và đảm bảo giá thành, đi theo xu hướng B2B2C bền vững của nhiều doanh nghiệp (DN) trên thế giới.

Chọn Bình Dương, thủ phủ của ngành gỗ để mở nhà xưởng -TIDITA tận dụng được lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương, nhân công tay nghề cao, dễ dàng tuyển dụng, cũng như hệ sinh thái của ngành công nghiệp khá hoàn thiện. Nguồn hàng của TIDITA nhờ thế xuất đi nhanh và ổn định hơn gần 3 lần, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tăng cao trong các mùa cao điểm.

7-1-.png
Anh Trung hiểu rằng cần phải tìm một ngách sản phẩm nhỏ hơn, chưa được khai thác nhiều, còn khoảng trống để phát triển - đồng thời phải tận dụng được thế mạnh sản xuất của Việt Nam.

Song song với việc tạo danh mục sản phẩm và chủ động sản xuất, TIDITA chú trọng xây dựng thương hiệu với việc đầu tư cho gian hàng thương hiệu một cách bài bản: nội dung chỉnh chu từ tựa đề giới thiệu sản phẩm kết hợp sử dụng từ khoá hiệu quả, hình ảnh sản phẩm được chụp chuyên nghiệp, cách liệt kê tính năng sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu, kèm gợi ý về cách sử dụng sản phẩm...

Cùng với đó, anh Trung đã đăng ký thương hiệu TIDITA trên Amazon bằng chương trình Brand Registry để bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu, xây dựng một gian hàng với độ tin cậy và ưa thích cao trong mắt người tiêu dùng quốc tế.

Ngoài ra, để hoàn thiện chuỗi cung ứng và đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng, TIDITA sử dụng FBA – Dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon để tối ưu chi phí vận hành và tập trung vào thế mạnh là phát triển sản phẩm và sản xuất. FBA giúp đơn hàng đến tay khách hàng quốc tế một cách nhanh chóng nhất, đáp ứng nhu cầu và tâm lý muốn nhận và dùng ngay sản phẩm vừa đặt hàng của khách mua. Nhờ đó, TIDITA gia tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu nhiều rủi ro hậu cần và tinh gọn bộ máy nhân sự vận hành TMĐT.

Thành công có thể không đến nhanh, nhưng bền vững

Ở thời điểm 2017 khi mới khởi nghiệp, vốn hạn hẹp và chưa chọn đúng sản phẩm mà thị trường cần, DN của anh Trung thậm chí đã chịu lỗ, thậm chí rơi vào bế tắc. Khi biết cách tận dụng các công cụ của Amazon để thực sự hiểu thị trường và hiểu khách hàng, TIDITA dần có được thành công.

Năm 2022, 90% các sản phẩm của TIDITA được đánh giá trên 4.5* trên Amazon với xếp hạng listing 10/10, liên tục đạt được tăng trưởng doanh số 300% trong vài năm trở lại đây. Những trái ngọt này là kết quả của việc vượt lên chính mình từ không ít thử thách và khó khăn.

“Nếu tận dụng tốt nguyên liệu có sẵn và thế mạnh nhân công của Việt Nam, DN hoàn toàn có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp lớn trên thế giới bằng thương hiệu uy tín và chất lượng sản phẩm cao. Theo tôi quan sát được, nhiều doanh nhân Việt sở hữu tư duy linh động, biết người biết ta, luôn tìm ra được kẽ hở thị trường", nhà sáng lập TIDITA tự tin khẳng định.

Ở hiện tại, không chỉ đặt được tăng trưởng về doanh số, thông qua những sản phẩm chất lượng đáp ứng thị hiếu quốc tế, TIDITA đã góp phần tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ Made-in-Vietnam, xây dựng một thương hiệu Việt có chỗ đứng ngày một rõ nét trên sân chơi quốc tế. Sự phát triển của TIDITA còn mang đến cơ hội việc làm cho gần 100 nhân công tại xưởng tại Bình Dương.

Sự kết hợp hài hoà giữa thế mạnh sản xuất của Việt Nam và nhu cầu của người tiêu dùng quốc tế, cùng cách xây dựng thương hiệu bài bản và tư duy kinh doanh dài hạn của TIDITA sẽ là bài học cho nhiều nhà bán hàng Việt tìm ra hướng đi đúng đắn trên hành trình TMĐT xuyên biên giới của mình./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Đưa sản phẩm Việt ra "đại dương xanh" bằng TMĐT xuyên biên giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO