Đưa văn hoá đọc lên một tầm cao mới

Thành Vĩnh| 31/10/2022 10:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chọn ngày 21-4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến 2020 định hướng 2030.

Đến năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định gọi ngày 21-4 là Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, thay cho tên gọi Ngày sách Việt Nam trước đó. Cũng trong năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025.

Như vậy, đến giai đoạn này, việc phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng đã được đưa lên một tầm cao mới.

Có một ngày tôn vinh sách và văn hoá đọc

Trên thế giới, Tổ chức Văn hóa, giáo dục, khoa học Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã quyết định chọn ngày 23-4 hàng năm là "Ngày sách và bản quyền thế giới". Trong đó xác định rõ mục tiêu là tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ. Đồng thời là dịp để khuyến khích tất cả mọi người nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hóa đọc.

Ở Việt Nam, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định chọn ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Theo Quyết định này thì Ngày Sách Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Đồng thời, tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Ngoài ra quyết định còn có ý nghĩa to lớn đối với những người làm công tác viết sách, người làm công tác xuất bản, in ấn và phát hành sách nói riêng và với các tầng lớp nhân dân, các độc giả ở khắp mọi miền đất nước, với kiều bào ở nước ngoài nói chung để góp phần thúc đẩy, khích lệ, cổ vũ cho việc phát triển văn hóa đọc và xây dựng một xã hội học tập ở nước ta.

Trong những năm đầu tiên có Ngày sách Việt Nam, các hoạt động tôn vinh sách và văn hoá đọc được tổ chức khá rầm rộ và phong phú. Đã lan toả một không khí phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng. Nhiều tủ sách gia đình, dòng họ ra đời.

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Đến năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến 2020 định hướng 2030.

Đề án ra đời nhằm cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

Để đưa văn hóa đọc phát triển lên một tầm cao mới, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt  Nam. Theo đó, quyết định tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào ngày 21/4 hàng năm trên toàn quốc.

Tiếp tục khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Tiếp đó, trong năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025.

Mục tiêu phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng

Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến 2020 định hướng 2030 đưa ra các mục tiêu cụ thể. Đến năm 2020 phấn đấu có 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học.

Phấn đấu 20-25% người dân ở khu vực nông thôn, 15-20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.

Văn hóa đọc ngày càng lan tỏa sâu rộng nhờ tổ chức tốt Ngày sách Việt Nam. Ảnh: Hanoimoi

Văn hóa đọc ngày càng lan tỏa sâu rộng nhờ tổ chức tốt Ngày sách Việt Nam. Ảnh: Hanoimoi

Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc, Đề án phấn đấu có 40-50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời; 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hướng tới mục tiêu thúc đẩy phối hợp, liên kết giữa các thư viện với trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã; tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện, trong đó chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các trường học, đồn biên phòng, trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

Trong Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2021 cũng đã thể hiện rõ mục tiêu trong giai đoạn mới. 

Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021- 2025 nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động phát triển văn hóa đọc, đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

 Kế thừa những kết quả đã đạt được trong triển khai thực hiện Đề án của giai đoạn 2017 - 2020, bổ sung các nội dung mới phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội; gắn việc phát triển văn hóa đọc với việc triển khai Quy hoạch mạng lưới cơ sở xuất bản, in, phát hành, chiến lược phát triển lĩnh vực xuất bản, in và phát hành trong giai đoạn 2021 - 2025 và gắn với việc đẩy mạnh chuyển đổi số.

Các hoạt động tôn vinh sách, tôn vinh văn hoá đọc, Đề án của Chính phủ và Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông về phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng đều đã được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau trong thời gian qua và có tác dụng lan toả tới cộng đồng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Đưa văn hoá đọc lên một tầm cao mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO