Dùng công nghệ để quản trị minh bạch: Yếu tố sống còn của chiến lược kinh doanh đa ngành

Nhật Xuân| 18/10/2021 21:25
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2022 được dự báo thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) sẽ trở lên sôi động và tăng trưởng gấp đôi so với năm 2021. Hậu M&A các tập đoàn kinh tế cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để quản trị minh bạch, đây được xem là chiến lược sống còn của các tập đoàn kinh doanh đa ngành.

Gần 2 năm dịch COVID-19 hoành hành đã gây nên không ít khăn cho các doanh nghiệp, nhưng trong thời gian qua, nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã tận dụng, nắm bắt cơ hội vàng trong đại dịch để tiến hành tái cấu trúc, thu gọn hoặc mở rộng quy mô tùy vào tiềm lực và kỳ vọng. Thị trường mua bán – sáp nhập (M&A) đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục và trong thời gian tới hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Câu chuyện tái cấu trúc để phát triển bền vững hậu M&A cũng đặt ra không ít thách thức cho các tập đoàn kinh tế.

M&A có thể tăng trưởng gấp đôi trong năm 2022

Tại Hội thảo "M&A thời đại dịch: Lớn mạnh cùng chuỗi giá trị", ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam nhận định, khi đại dịch được kiểm soát, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) năm 2022 sẽ sôi động và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với năm 2021.

Nói về thị trường M&A tại Việt Nam, ông Nguyễn Công Ái cho biết, trong năm 2020, công ty tư vấn của ông tương đối nhàn bởi số thương vụ M&A có giảm đi đáng kể. Mặc dù năm 2020 Việt Nam chống dịch rất tốt, nhưng một số nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, họ không thể qua được Việt Nam nên các thương vụ giảm đáng kể.

Tuy nhiên, bước sang năm 2021, Việt Nam gặp khó khăn do đợt bùng dịch lần thứ tư thì các nước khác đã bắt đầu kiểm soát được đại dịch, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu chuẩn bị nguồn nhân lực, nguồn tiền để chuẩn bị cho làn sóng M&A mới.

Từ cuối năm 2020, thị trường châu Âu và châu Á đã bắt đầu phát triển rất mạnh mẽ, một số doanh nghiệp ở Mỹ khi IPO thành công sẽ bắt đầu rót tiền vào một số nước, nên thời điểm này, giá trị thương vụ M&A ở Mỹ đã tăng 60%. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động M&A toàn cầu tăng trưởng kỷ lục nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ.

Với thị trường Việt Nam, trong thời gian qua, KPMG đã thực hiện thành công các thương vụ M&A qua hình thức trực tuyến. Năm 2021 dù thị trường khó khăn, nhưng vẫn có những thương vụ lớn như thời điểm tháng 9/2021, Tập đoàn Thaco đã hoàn tất việc chuyển nhượng hoạt động kinh doanh siêu thị Emart tại Việt Nam.

Với những chỉ số khả quan, KPMG tin tưởng kể từ đầu năm 2022, khi đại dịch được kiểm soát, khi Việt Nam tiêm vaccine đầy đủ, hoạt động M&A sẽ sôi động trở lại và có thể đạt tốc độ tăng trưởng 100% so với cùng kỳ năm 2021.

Dùng công nghệ để quản trị minh bạch: Yếu tố sống còn của chiến lược kinh doanh đa ngành - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam.

Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, thời điểm này đang là cơ hội vàng cho thị trường M&A. Ví dụ, một ngành khó khăn lớn trong đại dịch là F&B, doanh nghiệp phục vụ dịch vụ, nhà hàng, nhưng khi nghiên cứu thị trường này có khả năng 30% các nhà hàng độc lập biến mất sau đại dịch sau thời gian dài chịu không nổi chi phí mặt bằng, trừ phi người kinh doanh tại nhà của họ.

Nhưng có một loại doanh nghiệp khác có thể phát triển mạnh, đó chính là các chuỗi cà phê, nhà hàng… với khách hàng quay lại sau đại dịch thì đây la cơ hội lớn.

Trong nguy có cơ, trong đại dịch mỗi người có cơ hội ngồi lại, suy nghĩ, về cuộc sống, làm sao để cải thiện. Doanh nghiệp cũng vậy, họ thấy rõ ràng ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh là cực quan trọng. Như các chuỗi không như nhà hàng bán tại chỗ, thì phải có dịch vụ bán mang về, như chuỗi Haidilao - bán gói lẩu ăn tại nhà, rất sáng tạo, doanh nghiệp luôn có giải pháp.

Trong giai đoạn mới là chuyển đổi số, là bắt buộc, nhưng phải nhanh. Đây là các xu hướng không thể bỏ qua, là cơ hội cho doanh nghiệp chớp được cơ hội và có chiến lược phù hợp.

Thị trường M&A gần đây có tính định hướng rất cao. Trước đây, có những doanh nghiệp rất nhiều tiền, họ tham gia mỗi lĩnh vực một chút. Vingroup có thời gian định thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, hàng không…., nhưng hiện họ đang có định hướng chiến lược rất rõ ràng và cương quyết.

Quản trị minh bạch: Chiến lược sống còn của kinh doanh đa ngành

Một trường hợp có định hướng chiến lược M&A rất rõ ràng và bài bản là NovaGroup, hiện nay tập đoàn này đã tái cấu trúc, hình thành một tập đoàn kinh tế với 3 trụ cột chính là Novaland Group, Nova Services Group, Nova Consumer Group… Ông Nguyễn Thái Phiên, Phó Tổng giám đốc NovaGroup nhận xét: Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), họ có những khó khăn về quy mô, khách hàng, sản phẩm chưa hoàn thiện, đội ngũ con người, hệ thống… Giai đoạn COVID-19 vừa qua, các doanh nghiệp SME đặt ra nhiều vấn đề, thậm chí có doanh nghiệp cũng muốn thay đổi chiến lược, từ bỏ mảng kinh doanh hiện hữu. Hướng đi cộng sinh với các doanh nghiệp lớn hơn được đặt ra.

Các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam sau thời gian tích lũy tư bản, thì trách nhiệm xã hội của họ cũng lớn hơn rất nhiều, không phải là câu chuyện từ thiện, mà là tạo ra cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp lớn không thể tự làm tất cả các ngành, họ chỉ có thể bơm vốn, đưa nhân sự vào để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, nhưng sự cộng sinh từ doanh nghiệp lớn hơn thì bản thân cộng đồng SME có cơ hội phát triển lớn hơn.

"Hàng trăm ngàn doanh nghiệp SME, là nền tảng của nền kinh tế. Nếu các nhà làm chính sách không đặt trọng tâm vào doanh nghiệp SME thì nền kinh tế sẽ yếu, vì không thể chỉ dựa vào vài doanh nghiệp lớn. Ngược lại, các doanh nghiệp SME muốn phát triển bền vững hơn, tồn tại dài hạn hơn, thì phải cộng sinh với doanh nghiệp lớn. Câu chuyện đặt lên hệ quy chiếu là có hai chiều như vậy", ông Phiên nói.

Nền kinh tế được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp lớn và dưới sự đồng hành của hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Các khó khăn hiện tại dù rất lớn, chông gai, nhưng các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam rất nhanh nhẹn, xoay chuyển rất tốt trong thời gian rất ngắn. Với xu hướng, tư tưởng cộng sinh, trách nhiệm xã hội ngày càng lớn sẽ cùng các doanh nghiệp SME tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp đủ lớn mạnh.

Chia sẻ về hệ sinh thái của NovaGroup, ông Phiên cho biết, năm 2021, NovaGroup tiếp tục tái cấu trúc và hợp nhất nhiều công ty, trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với 3 trụ cột: Novaland Group, Nova Service Group, Nova Consumer Group, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, Thương mại - Dịch vụ, Nông nghiệp - Hàng tiêu dùng. Cả 3 lĩnh vực đều tương đối rõ ràng, rành mạch.

Nếu như Nova Consumer Group hoạt động theo mô hình 3F, cung cấp các sản phẩm thiết yếu “từ nông trại tới bàn ăn”, phục vụ cho bữa ăn và chăm sóc sức khỏe gia đình Việt và xuất khẩu, thì Nova Services Group - hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ với hệ sinh thái đa dạng về ngành nghề, cung cấp sản phẩm và các dịch vụ chất lượng quốc tế cũng mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và những điểm đến du lịch do Tập đoàn Novaland phát triển…

Dùng công nghệ để quản trị minh bạch: Yếu tố sống còn của chiến lược kinh doanh đa ngành - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thái Phiên, Phó Tổng giám đốc NovaGroup.

“Để xây dựng các khu đô thị thì các tiện dụng thì bắt buộc phải có quy mô, có dịch vụ phủ khắp. Phải chăm sóc thành doanh nghiệp thực sự, cạnh tranh bình đẳng ngay cả với các doanh nghiệp trong NovaGroup. Nova Services là mảnh ghép đó. Dự kiến, cuối năm 2021, Nova Consumer Group sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh”, ông Phiên nói.

Theo ông Phiên, yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hành trình tái cấu trúc của doanh nghiệp là công nghệ.

Chia sẻ về sự chuẩn bị của NovaGroup trong chiến lược tái cấu trúc nói chung và M&A nói riêng, ông Phiên cho biết, NovaGroup đã chuẩn bị một mô hình và cơ cấu quản trị minh bạch, rõ ràng, hiệu quả. Đây là yếu tố sống còn của chiến lược kinh doanh đa ngành. Khi có sự chồng chéo về mặt quản trị hoặc phân công không rõ ràng thì kinh doanh đa ngành sẽ là con dao hai lưỡi. Vì thế, cơ cấu, bộ máy quản trị và con người là yếu tố quan trọng đầu tiên.

Thứ hai, về cơ cấu về tài chính. Sự rạch ròi, minh bạch giữa các doanh nghiệp, dự án trong cùng cơ thể phải đảm bảo.

Thứ ba, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ. Bởi vì để từng “khoang” của cơ thể doanh nghiệp giảm mỡ thừa, để 3 bộ phận (Novaland Group, Nova Service Group, Nova Consumer Group) khỏe mạnh chụm lại với nhau, khả năng bật dậy, đi xa, đi lâu hơn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Dùng công nghệ để quản trị minh bạch: Yếu tố sống còn của chiến lược kinh doanh đa ngành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO