Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các game blockchain thì giờ đây các câu hỏi về trào lưu này liệu có đơn thuần chỉ là một trò chơi mang tính giải trí hay đang là một một kênh đầu tư cho các game thủ? Và trong xu thế phát triển, thành phần cốt lõi đào tạo giá trị tương lai cho các loại hình trò chơi giải trí số? Và việc các cơ quan quản lý trong và ngoài nước đã quản lý theo hướng, mô hình nào để nâng cao hiệu quả game blockchainhiện nay?... Như giúp làm sáng tỏ cho các câu hỏi trên, mới đây, tại sự kiện trong chuỗi chương trình CTO Tanlks, các chuyên gia đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về chủ đề, nội dung này.
Trước khi đến với các quan điểm, nói đến khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ, bản chất của game blockchain là thông qua ứng dụng số nhằm đưa người chơi tham gia vào thì trường tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum. Từ đây, người chơi có thể giao dịch, chuyển nhượng, mua bán các đồ chơi, vật phẩm, thú nuôi… và tất cả có thể được quy đổi ra tiền thực và được đảm bảo thông qua việc xác thực có tính minh bạch, được lưu giữ trên hệ thống dữ liệu trong các game - điều này ở các game truyền thống thì không bao giờ có.
Người chơi cần nghiên cứu kỹ về phương thức nền kinh tế trong game
Thật vậy, với quan điểm tổng thể trong khái niệm hoàn chỉnh này, thì vấn đề được coi là cốt lõi giờ đây không phải mang tính đơn thuần chơi để giải trí, trải nghiệm, thỏa lòng đam mê mà ẩn sâu trong các giá trị tài sản kia như: Vật phẩm, đồ chơi… đang được quy ước thành tiền số, điện tử thì đương nhiên dù là ít hay nhiều đây sẽ là căn nguyên ảnh hưởng, tác động đến phương thức, mục tiêu, suy nghĩ của những người chơi game.
Như muốn làm sáng tỏ khi nói về phương thức, mục tiêu đó, ông Phạm Minh Trí, CEO và đồng sáng lập My Defi Pet và KardiaChain, cho rằng vì đây không phải là các game chơi theo cách truyền thống nữa, nên trước khi tham gia game blockchain, người chơi cần xác định mình đang chơi để giải trí hay chơi để đầu tư.
"Nhiều người đang nhầm lẫn hai khái niệm này. Nếu chơi để đầu tư, mọi người phải phải có kiến thức về kinh tế, tiền số, đặc biệt cần nghiên cứu kỹ về phương thức nền kinh tế trong game, sản lượng token, chơi bao lâu có thể thu hồi vốn và cần phải ưu tiên khi lựa chọn đầu tư. Trong trường hợp không phải đầu tư, người chơi nên chọn những game đơn giản, vật phẩm rẻ, không quá đắt", ông Trí nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trí, nếu như ở game truyền thống, khi có bất cứ vướng mắc, khiếu nại gì thì nhà phát hành game sẽ chịu trách nhiệm, nhưng với game blockchain, mọi thứ nằm ở quyền quyết định của người chơi. Đó cũng là lý do game blockchain bị ví như đa cấp, vì không ai kiểm soát và không có cơ chế để kiểm soát.
Cùng quan điểm trả lời câu hỏi liệu game blockchain có phải đa cấp như nhiều người vẫn nghĩ, ông Vương Quang Long, CEO và sáng lập TomoChain khẳng định "không phải đa cấp". Lý giải cho điều này, theo ông Long game blockchain không có cơ chế mời chào, tự người chơi tình nguyện lựa chọn và tự tiến hành các giao dịch, thỏa thuận khi trao đổi các vật phẩm và có thể bán lại vật phẩm trong hệ thống của game.
Nói về xu thế phát triển trong tương lai, liệu nó chỉ dừng lại như một loại hình trò chơi giải trí hay tiến xa hơn là kênh đầu tư, kiếm tiền, ông Henry Trần, sáng lập Hub Global, cho rằng điều này phụ thuộc vào cách nghĩ, quan điểm của mỗi người và trong hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, quan niệm game blockchain chính là một kênh đầu tư tài chính diễn ra trên môi trường số hóa. Dẫn chứng cho quan điểm này, ông Hùng cho biết, ở Philippines, trong thời kỳ dịch bệnh, người chơi đã tiếp cận game blockchain Axie Infinity - một sản phẩm "Made in Vietnam" do Sky Mavis phát triển như một nghề nghiệp để tăng nguồn thu nhập, giúp mọi người vượt qua giai đoạn khó khăn về tài chính.
Trên quan điểm khác, khi nhận định về xu thế phát triển game blockchain tại Việt Nam, ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO Appota Fintech & Blockchain nhận định, hiện nay chúng ta có lực lượng dân số trẻ thành thạo công nghệ, người dùng smartphone luôn cao và có hạ tầng mạng Internet đảm bảo… Do đó, việc phát triển các tựa game blockchain sẽ rất thuận lợi. Hơn nữa Việt Nam có đội ngũ tri thức trẻ, có nhiều ý tưởng khởi nghiệp, dự án công nghệ và điển hình phải kể đến các game blockchain đã ban hành như: Axie Infinity, The Sandbox, Decentraland đã ra đời thu hút đông đảo người chơi - đây là các điển hình thành công trong thế giới game blockchain thương hiệu Việt Nam.
Vì sự sáng tạo của game cần giải pháp thử nghiệm trước, hậu kiểm sau
Như vậy, có thể nói công nghệ blockchain thực sự đang có tiềm năng lớn trong ngành công nghiệp Game giúp các game thủ thỏa mãn mọi niềm đam mê, sự trải nghiệm mới và nhà phát triển có thể kiếm lợi nhuận từ việc chuyển nhượng, mua bán các loại vật phẩm trong game blockchain… Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay mặc dù chưa có các văn bản quản lý nhà nước cụ thể cho các loại hình tựa game blockchain, nhưng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ TT&TT thời gian qua đã tích cực ban hành nhiều văn bản về việc tăng cường công tác quản lý trò chơi điện tử trên môi trường mạng đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật quy ban hành.
Cuối năm 2020 vừa qua, Cục PTTH&TTĐT đã ra mắt cổng thông tin về game tại địa chỉ gameportal.gov.vn. Đây được coi là địa chỉ "Cổng thông tin" cung cấp các thông tin chính thức về trò chơi điện tử trên mạng (game) từ cơ quan chức năng; cập nhật liên tục các chính sách mới về trò chơi điện tử trên mạng; tổng hợp các sự kiện nổi bật, tin tức từ các doanh nghiệp (DN) làm game và xu hướng phát triển của thị trường game, đưa thông tin cảnh báo về xử phạt, các hành vi vi phạm và chế tài xử lý liên quan đến game và đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị giúp bảo vệ người chơi game tránh được những rủi ro, lừa đảo, tiêu cực không đáng có.
Và để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Cục PTTH&TTĐT đã phối hợp nhiều đơn vị, cơ quan chức năng, các DN, chuyên gia, nhà làm game tổ chức hội thảo, tọa đàm đóng góp, chia sẻ giải pháp để phát triển, ổn định, tăng hiệu quả minh bạch trong hoạt động, lĩnh vực vui chơi, giải trí này.
Cũng tại nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được tổ chức, nhiều ý kiến sâu sắc đã được đóng góp, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng để phát triển game blockchain, Việt Nam nên mạnh dạn khi đề xuất chính sách quản lý theo hướng thử nghiệm trước, hậu kiểm sau. Giải thích về quan điểm chung cho sự phù hợp chung trên, ý kiến các chuyên gia cho rằng, game blockchain cũng là một sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực CNTT, được làm ra để đáp ứng nhu cầu giải trí của con người và trong nó hội tụ mọi sức sáng tạo không có giới hạn. Do đó, nếu tập trung vào cơ chế quản lý cấp phép sẽ khó có thể theo kịp được sự sáng tạo của game.
Nhân đây, khi nói về vấn đề pháp lý cho hoạt động game blockchain, chúng ta đều biết sự kiện game blockchain Axie Infinity - một sản phẩm "Made in Vietnam" do Sky Mavis phát triển mới đây, nhưng để đảm bảo việc hoạt động hợp pháp và tính bền vững phát triển trong tương lai đã đăng ký kinh doanh tại Singapore. Đây là được coi là đấu mốc thành công, khẳng định việc các startup công nghệ Việt Nam có đủ năng lực, trí tuệ, chất xám cao để làm chủ mảng công nghệ blockchain và quản lý tiền mã hóa, tiền số qua ứng dụng dữ liệu blockchain (Crypto).
Chia sẻ quan điểm về lý do khi chọn Singapore để đầu tư, đại diện Sky Mavis cho biết đây là bước tiền đề mở rộng kế hoạch kinh doanh trong tương lai, hướng đến phạm vi hoạt động toàn cầu. Tại Việt Nam, mảng Crypto vẫn chưa được luật pháp cho phép và quy định cụ thể về quy trình giấy tờ, nên nếu tỷ lệ startup công nghệ Việt đăng ký kinh doanh tại nước ngoài - tiêu biểu là Singapore vào khoảng 50%, thì mảng game blockchain là 100%. "Do đó, đây là môi trường giúp đảm bảo hệ sinh thái game blockchain phát triển toàn diện", đại diện Sky Mavis nhận định.
Cũng nói về việc quản lý game blockchain hiện nay, điển hình như ở Mỹ và Hàn Quốc là hai quốc gia đã cân nhắc nhiều giải pháp cho hoạt động này. Tuy nhiên, sự nỗ lực này cũng chỉ dừng lại ở việc các quy định đó được nới rộng trong phạm vi hành lang mềm. Nghĩa là ở Mỹ, các tiểu bang khi áp dụng quản lý game blockchain theo kiểu chắp vá, chưa thống nhất để áp dụng chung, nhiều bang đòi hỏi các công ty, DN phát hành game phải đáp ứng đầy đủ các giấy phép đặc biệt để bắt đầu kinh doanh blockchain.
Tại bang Wyoming, Mỹ cho phép các công ty, DN game lựa chọn theo lập trường tự do - mục tiêu để thúc đẩy thị trường và ngành công nghiệp tư nhân sử dụng mạnh mẽ các công nghệ này. Đối với New York và Washington, lại yêu cầu các công ty, DN game phải đáp ứng có giấy phép đặc biệt để vận hành các DN tiền ảo, đánh thuế hoạt động khai thác bitcoin, buộc các nhà trao đổi tiền ảo phải chịu sự giám sát và quy định giống như những người tham gia thị trường tiền tệ truyền thống và áp đặt các hạn chế chặt chẽ khác…
Cũng chủ động để tiếp cận, quản lý game blockchain hiệu quả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã có kế hoạch đưa ra các hướng dẫn xếp hạng mới cho các tựa game dựa trên công nghệ blockchain. Cơ quan này đánh giá game blockchain là một trong những công nghệ quan trọng nhất trong kỷ nguyên CMCN 4.0, do đó các nhà chức trách đã có cách tiếp cận thận trọng vì đâu đó không tránh khỏi bản chất đầu cơ của các trò chơi tiền điện tử dựa trên blockchain./.