FPT vừa khai trương văn phòng khu vực tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Lễ khai trương diễn ra trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vương quốc Saudi Arabia.
109 kỹ sư Việt Nam đã vinh dự được nhận chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN. Việc tham gia đăng bạ kỹ sư ASEAN là một chủ trương đúng đắn, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Hoàn toàn do người Việt Nam thiết kế (cả phần cứng và phần mềm) và lắp ráp trong nước, thiết bị WiFi mesh 6 đã chính thức được tung ra thị trường, phục vụ người tiêu dùng Việt Nam
Tuần lễ Sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lần thứ I năm 2022 sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ có được tư duy sáng tạo công nghệ thông qua sách.
Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam lần thứ III "Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế" sẽ được tổ chức vào thứ bảy ngày 11/12/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
Trong dịch COVID-19, công nghệ đang mang một sứ mạng mới và giúp các doanh nghiệp (DN) tái thiết mọi hoạt động để tăng tốc, bứt phá. Bằng công nghệ Việt Nam sẽ trở thành một điểm sáng phát triển kinh tế của thế giới và trở thành một quốc gia cường thịnh vào năm 2045.
Theo đại diện STEAM for Vietnam, trên thế giới, việc học trực tuyến cũng mới chủ yếu mang tính chất tạm thời trong giai đoạn dịch bệnh. Do đó, nếu ứng dụng công nghệ hiệu quả trong việc giảng dạy, đây sẽ là thời điểm bước ngoặt để Việt Nam có thể đi cùng với các nền giáo dục tiên tiến, khi mà đã bị bỏ rất xa trong các hoạt động giáo dục truyền thống.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, tin rằng công nghệ sẽ giúp Việt Nam vượt qua đại dịch và sớm trở thành một trong những quốc gia đầu tiên chuyển đổi số thành công.
"Mắt thông minh" CLi-SmartEyes có thể theo dõi dòng người ra vào với số lượng lớn và tự động phát hiện những trường hợp có nguy cơ lây lan bệnh, thay thế cho việc đo thân nhiệt thủ công nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo. Với thiết bị này, mỗi người chỉ mất tối đa 10 giây để khai báo y tế.
Công nghệ blockchain thực sự đang mở ra những cơ hội, tiềm năng cho sự phát triển các ngành, nghề, lĩnh vực của mọi mặt đời sống và với lĩnh vực trò chơi, giải trí và các tựa game blockchain cũng không nằm ngoài ngoại lệ của xu hướng bùng nổ mạnh mẽ hiện nay.
Việc xuất hiện của các “kì lân công nghệ” trước mắt chỉ là điều kiện cần để làng tỷ phú công nghệ Việt Nam sinh sôi nhiều hơn. Vậy còn những điều kiện nào khác cần có để hiện thực hóa giấc mơ này?
Trong bối cảnh, hiện trạng chung vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thì việc các ngân hàng đang tìm, tiếp cận, sử dụng các giải pháp công nghệ, giải pháp số để thúc đẩy việc kinh doanh, duy trì, vận hành liên thông các giao dịch đang là một ưu thế cần được ưu tiên, lựa chọn hàng đầu.
Khi dịch Covid-19 xuất hiện, họp hay học trực tuyến trở thành lựa chọn bắt buộc. Làm việc trực tuyến đã trở thành xu hướng tất yếu, và các nền tảng, ứng dụng họp trực tuyến cũng liên tục được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu
Trong khi các nước đang hỗ trợ mạnh mẽ cho việc sản xuất và sử dụng ô tô điện, nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và nâng cao vị thế quốc gia, thì Việt Nam vẫn chưa có một cơ chế đặc thù nào cho loại phương tiện xanh này. Theo các chuyên gia, Việt Nam cần có ngay cơ chế chính sách hợp lý cho ngành sản xuất ô tô điện, đặc biệt khi chúng ta đang có lợi thế về xuất phát điểm không thua kém các nước.
Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020 do Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố ngày 31/5/2021, tổng số vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam đạt 451 triệu USD.
Theo ông Phan Bá Mạnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ An Vui, nền tảng An Vui ra đời từ “nỗi đau” khi chứng kiến thị trường taxi rơi vào tay nước ngoài. Cần phải có một nền tảng giúp các hãng xe chuyển đổi số (CĐS), để có thể giữ lại thị phần cho các doanh nghiệp (DN) nội, tránh “vết xe đổ” có thể xảy ra với thị trường xe khách đường dài.