Giải pháp ký số từ xa VNPT-SmartCA: Mảnh ghép hệ sinh thái số toàn diện

PV| 04/11/2021 10:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Mọi thủ tục giấy tờ pháp lý liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CKS) công cộng, bao gồm mô hình ký số từ xa (VNPT-SmartCA) vừa được Bộ TT&TT cấp phép cho Tập đoàn VNPT.

Đây chính là sự kiện "mốc son" ghi dấu bước tiến xa, trưởng thành, sức mạnh năng lực của Tập đoàn trong lĩnh vực ký số, đồng thời đây là "mảnh ghép", góp phần hình thành, hoàn chỉnh, đa dạng hệ sinh thái số của tập đoàn, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc, tiến trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia mạnh mẽ, hiệu quả, thực chất, toàn diện.

Giải pháp ký số của tương lai

Theo đó, việc ký số từ xa (Remote signing) đang được coi là giải pháp ký số mới, được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong quá trình số hóa nền kinh tế, đem lại sự thuận lợi cho các giao dịch hành chính, thương mại của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN)…

Đặc biệt, khác với giải pháp ký số truyền thống, ký số từ xa không cần sử dụng USB Token, đồng thời, đảm bảo tốc độ ký nhanh hơn, an toàn hơn, không phụ thuộc vào nhà mạng và có thể ký ngay trên smartphone, tablet thay vì chỉ trên máy tính như trước kia.

VNPT-SmartCA: Mảnh ghép

Toàn cành lễ ký kết

Tại Lễ ký kết trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực CKS công cộng mới đây, bao gồm mô hình ký số từ xa (VNPT-SmartCA) cho Tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia (Bộ TT&TT) cho biết, để được cấp phép, dịch vụ CKS từ xa của VNPT đã được thẩm định rất kỹ càng. Đây là hình thức ký số đảm bảo mức độ an toàn cao, đặc biệt tiện lợi cho người dùng khi có thể thực hiện giao dịch điện tử ở mọi nơi, mọi thời điểm.

"Việc phát triển CKS từ xa có ý nghĩa rất lớn trong việc số hóa, định danh điện tử cho người dân, thực hiện các thủ tục hành chính công và góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển", ông Nghĩa nhận định,

Cũng theo ông Nghĩa, việc VNPT được bộ TT&TT cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ CKS SmartCA chính là là cơ sở pháp lý quan trọng để Tập đoàn có thể triển khai dịch vụ này tới các DN, tổ chức, cá nhân trong cả nước thời gian tới.

Sản phầm "chuẩn" cung cấp dịch vụ toàn trình

Nhấn mạnh thêm về các ưu điểm của dịch vụ, đại diện VNPT cho biết thêm, dịch vụ Remote Signing khác với dịch vụ CA truyền thống là khóa bí mật của chứng thư sẽ được lưu tại hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ thay vì trên thiết bị của người dùng. Khâu trọng yếu nhất của loại hình dịch vụ này là đảm bảo an toàn của chứng thư số và chỉ được sử dụng khi thuê bao cho phép, điều này được quy định bởi Module SAM (Signature Activate Module).

"Tính đến thời điểm hiện nay, VNPT là đơn vị duy nhất tự phát triển Module SAM - được tổ chức đánh giá Taylor Cox của Châu Âu cấp chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn eIDAS và được nhà cung cấp HSM đánh giá đạt chuẩn cho phép nhúng vào thiết bị để cung cấp dịch vụ toàn trình tới khách hàng", đại diện VNPT cho biết.

Cũng theo đại diện VNPT cho biết thêm, để sử dụng sản phẩm này, khách hàng chỉ cần mua 1 CKS từ xa là có thể sử dụng được đồng thời nhiều nền tảng ứng dụng của hệ sinh thái số của tập đoàn.

Được biết, VNPT là DN đầu tiên triển khai dịch vụ CKS tại Việt Nam, thời gian qua, đơn vị không ngừng mở rộng hệ thống, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới hỗ trợ, chăm sóc khách hàng miễn phí tại 63/63 tỉnh thành trong cả nước.

Hiện tại, VNPT đã, đang thực hiện các hoạt động tích hợp VNPT-CA với các phần mềm khác bao gồm Hóa đơn điện tử VNPT Invoice, VNPT HIS, VNPT iOffice, vnEdu… cũng như các nền tảng ứng dụng rộng khác trên Cổng dịch vụ thông tin điện tử Quốc gia, các công ty chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng… để sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Đơn vị này cũng đang hoàn tất nốt các thủ tục cuối cùng, xin cấp RootCA để có thể triển khai ngay dịch vụ ký số từ xa ra thị trường trong thời gian sớm nhất, dự kiến khoảng trung tuần ngay trong tháng 11 này.

"VNPT luôn xác định khách hàng là trung tâm, quyền lợi khách hàng là quan trọng, do đó trong quá trình trriển khai, sẽ điều chỉnh các chính sách về giá cước, tăng cường các ưu đãi, khuyến mại... để khách hàng sử dụng, trải nghiệm, tăng hiệu quả, chất lượng tốt nhất", đại diện VNPT nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp ký số từ xa VNPT-SmartCA: Mảnh ghép hệ sinh thái số toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO