Giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế

Hải Ly| 24/11/2022 11:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Các đại biểu dự Hội thảo quốc tế "Tranh chấp trên Biển Đông và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế" đề nghị bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và nghiêm cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

Ngày 22/11, tại thủ đô Moscow, Nga, Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Quỹ quốc tế "Con đường Hòa bình" và Trung tâm "Luật hòa bình" phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế "Tranh chấp trên Biển Đông và nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế", với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia quốc tế, bao gồm Nga, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam.

Đoàn Hội Luật gia Việt Nam, do ông Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dẫn đầu tham dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc, GS. Irina Umnova, Chủ tịch Quỹ quốc tế "Con đường Hòa bình" khẳng định, hội thảo có ý nghĩa quan trọng, là dịp để thảo luận về các biện pháp đảm bảo hòa bình, an ninh ở Biển Đông, cam kết ủng hộ công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và các nguyên tắc chung. "Chúng tôi ủng hộ công ước về luật biển, chúng tôi ủng hộ các quy tắc làm việc chung. Như trước đây, chúng tôi sẽ làm việc theo hình thức tập thể đoàn kết và trách nhiệm về các biện pháp hòa bình và an ninh ở biển Đông. Đồng thời, chúng tôi mong muốn tìm ra lối thoát mới, biện pháp mới để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông".

Theo GS. Umnova, Việt Nam là một ví dụ về tuân thủ sâu sắc và toàn diện các quy tắc chung của luật pháp quốc tế. Tham gia hội thảo, Việt Nam có thể đề xuất cách tiếp cận cân bằng nhằm giải quyết các vấn đề trong khu vực. Giáo sư Umnova cho rằng, cần tổ chức các Hội thảo quốc tế về Biển Đông một cách có hệ thống và Hội thảo tại Moscow sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi vấn đề Biển Đông vẫn còn tồn tại.

Hội thảo được chia thành hai phiên. Tại phiên thứ nhất, các đại biểu đã thảo luận về tình hình hiện nay ở Biển Đông và môi trường quốc tế; cập nhật những thay đổi pháp lý và tình hình khai thác tài nguyên biển; phân tích những điều chỉnh chính sách của các nước, cũng như những thay đổi trong quan hệ quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông. Các đại biểu đã nghe 8 bài trình bày của các chuyên gia Nga, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, thảo luận và phản biện.

Qua đó, đã có được một bức tranh rõ ràng về tình hình ở Biển Đông. Trái với một số dự đoán cho rằng, tình hình sẽ ổn định hơn, thực tế, trong những năm qua, tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp với những thách thức an ninh mới và cũ, như sử dụng vũ lực trái với luật pháp quốc tế; cạnh tranh nước lớn biển Biển Đông thành khu vực tranh chấp, các nước tiếp tục kiên quyết khẳng định quyền lợi của mình ở Biển Đông theo cách riêng có thể làm bùng nổ xung đột.

TS. Lại Thái Bình, Phó viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao trình bày tham luận

TS. Lại Thái Bình, Phó viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao trình bày tham luận

TS. Lại Thái Bình, Phó viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao nhấn mạnh, trong bối cảnh các nước trong khu vực tiếp tục phải ứng phó dịch COVID-19 và khắc phục hậu quả về kinh tế-xã hội, việc bảo đảm hòa bình và ổn định ở Biển Đông càng trở nên quan trọng, nhằm kết nối các lục địa, thúc đẩy thương mại quốc tế và bảo đảm chuỗi cung ứng. Mặc dù vậy, an ninh hàng hải khu vực tiếp tục gặp nhiều bất ổn. Đại dịch COVID-19 làm gia tăng tội phạm xuyên quốc gia về buôn lậu, buôn bán ma túy, cướp biển…

Trong phiên 2, các học giả nhấn mạnh một xu hướng quan trọng, đó là giải pháp cho tình hình Biển Đông có thể có những thay đổi trong thời gian tới. Các bên đều thống nhất yêu cầu duy trì Biển Đông là vùng biển mang lại lợi ích chính đáng cho các bên liên quan, thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp, thượng tôn pháp luật (đặc biệt là UNCLOS 1982).

Kết thúc hội thảo, các đại biểu tái khẳng định và đề nghị các bên liên quan tôn trọng và hoàn toàn tuân thủ Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) cũng như sớm xây dựng và thực hiện COC mang tính ràng buộc pháp lý và dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bộ quy tắc ứng xử cần bao gồm các nghĩa vụ pháp lý của các bên liên quan để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và nghiêm cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Biển Đông cần được giám sát chặt chẽ để có thể kịp thời nêu lên những lo ngại và tham vấn cũng như có cuộc họp sớm để liên tục đánh giá tình hình và thảo luận các hành động cần thiết tiếp theo./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO