Giao thương online nở rộ, hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều

Thu Trang/VOV1| 18/07/2021 09:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Giao thương online nở rộ, quản lý thế nào cho “vào khuôn khổ” mà lại vẫn tạo được sức bật cho ngành công nghiệp mới nổi - thương mại điện tử?

Người người bán hàng online, nhà nhà bán hàng online – thương mại điện tử không còn xa lạ trong đời sống hiện đại. Giai đoạn kinh tế-xã hội chịu tác động đa chiều từ đại dịch Covid-19, hoạt động này càng gia tăng-nổi trội, ở hầu khắp vùng, miền.

Các chuyên gia cho rằng “cần tranh thủ thời cơ, mở lối cho thương mại điện tử phát triển mạnh hơn - phổ cập xu hướng tiêu dùng thông minh, là tiền đề hiện thực hoá nền kinh tế số Việt Nam”. Nói vậy không đồng nghĩa buông lỏng quản lý giao thương trên môi trường ảo. Và thực tế, cơ quan liên ngành đã, đang phối hợp triển khai nhiều giải pháp, nhằm mục đích này.

Không cần 1 khung cảnh sắp đặt cùng vẻ bề ngoài hào nhoáng như các hoạt động livestream thường thấy, nông dân Đỗ Thị Vân xuất hiện thuần phác trên nền tảng thịnh hành facebook: đội nón lá, mặc đồ bảo hộ lao động, chào bán đặc sản quê hương.

“Đây mọi người ơi! Đây, vườn vải nhà mình, chín đỏ rồi. Mong qua online tiêu thụ được vải thì rất là vui, rất là tuyệt vời: cùi dày, vỏ mọng, đỏ ngọt, ăn rất nhiều chất, nhiều vitamin, có thể để nguyên quả trong tủ lạnh ăn hoặc ép nước uống, rất tốt cho sức khỏe…” - bà Đỗ Thị Vân giới thiệu vải thiều trên kênh bán hàng online.

Giao thương online nở rộ, hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều - Ảnh 1.

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay được bán qua các sàn thương mại điện tử với số lượng lớn.

Chỉ trong vòng 40 phút giới thiệu sản phẩm trên Sàn thương mại điện tử Sen-đỏ, bà Vân đã chốt bán được hàng trăm đơn hàng, tương đương 8 tấn vải thiều từ hợp tác xã Phì Điền-Bắc Giang. Đây thực tế là chương trình “Sàn Thương mại điện tử hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản thời dịch bệnh” do Bộ Công thương điều phối, nhưng cũng là ví dụ gần gũi, điển hình cho thấy: nhà nhà, người người đều có thể bán hàng online - gia tăng lợi nhuận, phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, những hoạt động bán hàng online dù là tự phát hay bài bản “không chỉ thúc đẩy giao thương nội địa, thương mại điện tử đang và sẽ hỗ trợ thiết thực cho hoạt động xuất khẩu”.

“Một anh nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk bằng một cú nhấn chuột có thể tiếp cận và bán hàng cho một quán cà phê ở New York, hay một chị thợ may ở Hội An có thể may đo cho một gia đình ở Paris. Thương mại điện tử hiện thực hoá nền thương mại không biên giới trên tất cả các góc độ, thời gian, không gian và xã hội. Các gia đình ở Việt Nam có thể mua táo ở trên cành ở một nhà vườn ở phương Tây và ngược lại các gia đình ở phương Tây thậm chí có thể đặt hàng mua hoa tươi còn đẫm sương trong vườn hoa của hộ kinh doanh nhỏ ở Đà Lạt” - ông Vũ Tiến Lộc nêu ví dụ.

Con số thống kê gần đây từ cơ quan chức năng càng khẳng định lợi ích thiết thực của phương thức kinh doanh này, khi chỉ trong năm 2020, dù chịu tác động bất ngờ từ Covid-19, thương mại điện tử vẫn đạt doanh thu 11,8 tỷ USD, tăng trưởng số 1 Đông Nam Á và đóng góp nhiều cho GDP Việt Nam.

Đại diện Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương – bà Lại Việt Anh nhận định: “Trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam vẫn phát triển nhanh và bền vững, tốc độ tăng trưởng đạt 18%. Việt Nam hiện nay cũng là thị trường thương mại điện tử phát triển tốc độ hàng đầu khu vực, mở thêm các cơ hội cho doanh nghiệp phát triển ra khu vực và toàn cầu”.

Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ thương mại điện tử cho các cá nhân, doanh nghiệp không hoàn toàn tỷ lệ thuận với lợi ích thực tế của đông đảo khách hàng. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã và đang lợi dụng đặc thù của hình thức thương mại điện tử trà trộn hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, thậm chí là “hàng cấm”… thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng.

Cơ quan chức năng đã có những kịch bản cho vấn đề như: tổ chức Lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong Thương mại điện tử” hay phát triển website online.gov.vn quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử.

Gần đây nhất là các văn bản hướng dẫn yêu cầu các thương nhân, tổ chức sở hữu website và ứng dụng thương mại điện tử kiểm tra, rà soát, gỡ bỏ các hàng hóa vi phạm… nhưng tình hình không mấy cải thiện. Sự thiếu trung thực, thiếu minh bạch của người bán trên môi trường ảo vẫn là bài toán khó khăn, nan giải nhất đối với các nhà quản lý, trong nỗ lực lành mạnh hóa ngành kinh tế mới nổi này. Chưa kể, yếu tố “ẩn”, “ảo” nhiều, doanh thu thực lại lớn vô cùng.

Theo quan sát của các chuyên gia trong nước và quốc tế, con số 11,8 tỷ USD được cơ quan chức năng công bố, chưa phải là con số thống kê đầy đủ. Đại diện ComScore, 1 công ty chuyên phân tích số liệu Internet của Mỹ, ông Jonathan James cho rằng “Việt Nam đã bỏ ngỏ thị trường này khá lâu - thất thu thuế nhiều”.

Ông Jonathan James khuyến nghị: “Làm thế nào để Chính phủ có thể đánh thuế những doanh nghiệp đi theo ecommerce hay là kinh doanh online? Ở châu Âu họ có giải pháp ví dụ như Facebook hay Amazon muốn phát triển ở Việt Nam thì server (máy chủ) phải được đặt ở Việt Nam nếu không thì không cho hoạt động. Đối với việc đánh thuế thì thật ra cũng không hẳn là tiền mà việc đánh thuế có thể đến bằng nhiều hình thức khác nhau như việc đặt server thì công ty nước ngoài đó đã chứng minh là phải có cam kết lâu dài với 1 quốc gia. Đó là 1 hình thức kiểm soát đối với các công ty kinh doanh online”.

Giao thương online nở rộ - hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều, trong đó có 2 vấn đề đang được quan tâm là thiết hụt niềm tin của người tiêu dùng và thiếu công bằng thuế - so với các loại hình kinh doanh khác.

Siết chặt quản lý giao thương trực tuyến để gia tăng niềm tin của người tiêu dùng là giải pháp quan trọng; thu thuế hoạt động này để đảm bảo công bằng thuế cũng là việc cần làm…nhưng thực hiện thế nào cho vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa sát thực với Việt Nam là cả vấn đề, cần nghiên cứu bài bản, cần những chính sách cụ thể, chặt chẽ và hợp lý./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • Bảo vệ trước khi bị tấn công: Mô phỏng ransomware mang lại sự khác biệt
    Ransomware là một dạng phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính hoặc mạng, và giới hạn hoặc hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa các tệp cho đến khi tiền chuộc được trả. Việc chặn quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng của công ty sẽ khiến các tổ chức có thể phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn hoặc mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần liên tục kinh doanh.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
Đừng bỏ lỡ
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
Giao thương online nở rộ, hiệu quả thấy rõ, bất cập cũng nhiều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO