Năm 2023, doanh thu 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) đạt mức tăng trưởng 53,4%, cao nhất từ năm 2021 trở lại đây. Nguyên nhân đến từ sự chuyển dịch thói quen mua sắm của người dùng cùng sự phát triển của những hình thức mua sắm mới.
18 lãnh đạo chuyển đổi số (CĐS) Việt Nam tiêu biểu năm 2021 đã được vinh danh trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) năm 2021 được tổ chức sáng ngày 9/9/2021.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhưng quả vải Việt Nam vẫn bay thẳng qua Nhật Bản bằng đường hàng không; ở trong nước, thông qua các sàn thương mại điện tử, vẫn tới tay người tiêu dùng trên các thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh... Quả vải đã làm nên kỳ tích ngay tâm dịch Bắc Giang
Nếu trước đây, thực phẩm tươi sống như rau củ, cá tôm đều do các chợ truyền thống đảm nhiệm thì nay các sàn thương mại điện tử cũng tấn công mạnh mẽ sang lĩnh vực này trong bối cảnh dịch bệnh.
Để vừa quản lý vừa thúc đẩy thương mại điện tử, cần một chiến lược bài bản – “1 chiến lược lan tỏa” - giúp duy trì năng lực sẵn có của các doanh nghiệp nội, mới mong tăng tốc, phát triển bền vững toàn ngành như kỳ vọng, đóng góp vào tăng trưởng chung.
Sau Covid, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, quay lại trạng thái bình thường nhưng đó là bình thường mới. Như vậy, chuyển đổi số không phải là hành động tức thời của ngành bán lẻ để đối phó với Covid -19 mà là một chiến lược lâu dài.
Ngày 22/06/2021, 3 tấn vải thiều Bắc Giang đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng đã được sàn Thương mại điện tử Vỏ Sò giao tận tay bà con kiều bào sống tại châu Âu. Đây là lần đầu tiên nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU qua mô hình "Thương mại điện tử (TMĐTT) xuyên biên giới" trên nền tảng "Make in Viet Nam".
Từ ngày 21/6, các hợp tác xã, hộ nông dân Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Long, Đắk Lắk và Sơn La đã đồng loạt đưa nông sản, đặc sản địa phương lên bán tại “Phiên chợ nông sản trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Sendo.
Tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động truyền thống trong kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong phân phối tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), trong đó có vải thiều được coi là một trong những giải pháp quan trọng, hiện đại và hiệu quả.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số (Bộ Công thương), dù nhiều người kì vọng TMĐT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong dịch Covid-19 nhưng 71% doanh nghiệp (DN) làm giải pháp công nghệ, chuyển đổi số cho rằng TMĐT đều giảm doanh thu so với cùng kì năm ngoái, chỉ có 29% số DN là vẫn tăng trưởng tốt.
Cùng với việc tôn vinh 31 cơ quan nhà nước, đơn vị chuyển đổi số tiêu biểu, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020 đã chọn trao giải cho 40 sản phẩm, giải pháp công nghệ số xuất sắc của 27 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ.
Thương mại điện tử (TMĐT) mang lại nhiều lợi ích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và người tiêu dùng. Tuy nhiên, do yếu tố trực tuyến của TMĐT đã và đang tạo ra những thách thức cho việc xây dựng khung pháp lý hiệu quả để quản lý hoạt động kinh doanh cũng như ngăn chặn những hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng.