Giúp người lao động an tâm và vững tin hơn khi đi làm việc ở nước ngoài

Đỗ Thêu| 08/12/2022 21:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian qua, các cấp ủy Đảng đã tăng cường sự lãnh đạo, việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã đạt những kết quả nhất định. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt.

Nhờ thực hiện đồng độ nhiều giải pháp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đã có hàng triệu lao động được đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, một số người trong đó không may gặp rủi ro, phải về nước trước hạn nhưng đã nhận được nhiều hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đi làm việc nước ngoài, cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 40/2021/TTg về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Giúp người lao động an tâm và vững tin hơn khi đi làm việc ở nước ngoài - Ảnh 1.

Lao động EPS nhập cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc).

Đánh giá về tầm quan trọng của Quỹ này, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIV năm 2020 cho ý kiến về Dự thảo Luật Người Lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) trình Quốc hội, đa số Đại biểu Quốc hội đều khẳng định, NLĐ khi đi lao động ở ngoài nước thì có rất nhiều rủi ro. Việc có một quỹ như thế này mới bảo đảm cho NLĐ tin tưởng và cũng tạo điều kiện để hỗ trợ khắc phục những rủi ro cho NLĐ, bảo đảm được quyền lợi cũng như trách nhiệm. Về phía doanh nghiệp cũng an tâm hơn khi có quỹ này vì giúp họ xử lý những rủi ro, mở rộng thị trường và những yếu tố khác.

Với ý nghĩa này, quy định về Quỹ hỗ trợ lao động ngoài nước tiếp tục được quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước theo hợp đồng (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Để hiện thực hoá những quy định của Luật vào đời sống, ngày 31/12/2021, Thủ tướng ban hành Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. 

Dù mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 song những quy định tại Quyết định số 40 được rất nhiều NLĐ biết đến. Anh Lường Văn Viễn, Pác Nặm, Bắc Kạn đang theo học tiếng để đi làm việc tại Nhật Bản bày tỏ, NLĐ đóng 100.000 đồng phí rất nhỏ nhưng sẽ được bảo đảm quyền lợi cũng như bảo hộ nơi đất khách quê người. Hơn nữa nếu trong trường hợp không may sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm công việc mới tại quê nhà hoặc ở thị trường khác. 

"Đóng quỹ cũng như tham gia bảo hiểm không ai mong muốn gặp rủi ro nhưng việc tham gia sẽ tạo cho mình tâm lý an tâm và vững tin hơn khi đi làm việc ở nước ngoài", anh Lường Văn Viễn bày tỏ.

Theo thống kê của Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, trong 3 năm từ năm 2019 đến năm 2021 đã có 198 thân nhân gia đình có lao động đi làm việc ở nước ngoài tử vong được nhận hỗ trợ. 180 NLĐ khác bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc phải về nước trước hạn.

Ngày 4/2/2022, anh Phạm Văn C. (1992) ở Hải Dương đi làm việc ở Đài Loan. Đến tháng 6/2022 anh C. không may gặp tai nạn và tử vong trong quá trình làm việc. Ngay lập tức, Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan đã kết nối hỗ trợ lao động và gia đình lao động đưa tro cốt anh C. về nước. Sau đó Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước đã có những thăm hỏi và hỗ trợ lao động kịp thời với lao động C. và hỗ trợ tiền cho mẹ của lao động ở quê nhà để lo mai táng cho lao động.

Quyết định 40/2021/TTg nêu rõ, NLĐ khi đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ khi gặp rủi ro như tai nạn, tử vong, ốm đau, mất việc làm hoặc cần hỗ trợ pháp lý. Mức hỗ trợ từ 7 - 40 triệu đồng/người, tùy từng trường hợp. Trường hợp hỗ trợ NLĐ chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí giải quyết vụ việc thì mức hỗ trợ bằng 50% chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý, án phí giải quyết vụ việc. Tối đa 50 triệu đồng/vụ việc. Trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều NLĐ, mức hỗ trợ tối đa lên tới 100 triệu đồng/vụ việc.

Như vậy, bằng việc ban hành các quy định hỗ trợ NLĐ không may gặp rủi ro, khi đi làm việc ở nước ngoài, Việt Nam thể hiện cam kết có trách nhiệm và thực hiện các các biện pháp cần thiết để bảo hộ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 

Theo quy định của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước theo hợp đồng (sửa đổi), Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhằm hỗ trợ phát triển, ổn định và mở rộng thị trường; phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro đối với NLĐ và doanh nghiệp; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • "Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp
    Đề án chuyển đổi số nông nghiệp 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức được mobiAgri hiện thực hóa bằng hành trình xanh mang tên “Chuyến xe nông dân - Cân triệu ha lúa”.
  • ‏Coolmate huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B
    Ngày 30/10, Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
  • Bộ TT&TT phổ biến công cụ RIA cho cán bộ xây dựng văn bản pháp luật
    RIA là công cụ hỗ trợ để “lượng hóa” được những tác động đối với các đối tượng bị điều chỉnh, từ đó hạn chế những quy định kém hiệu quả, giảm tác động xấu đến kinh tế xã hội nói chung cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
  • Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân
    Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
  • Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số để xây dựng xã hội số
    Thực tế cho thấy số lượng cá nhân có chữ ký số so với quy mô dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn dù tỷ lệ này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây. Vì thế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đang trở nên cấp bách để xây dựng xã hội số.
  • Tập trung xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên dữ liệu số
    Tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ số với chủ đề “Đà Nẵng - thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới” mới đây, các nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số, phát triển tài nguyên dữ liệu số, hình thành hệ sinh thái dịch vụ công trực tuyến.
  • Phát triển nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí để thu hút trẻ là “thách thức lớn”
    Nội dung số lành mạnh là một trong những biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận thức, tránh xa mặt tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, để có những sản phẩm nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí và thu hút trẻ là "một thách thức lớn".
  • Bốn nguy cơ an toàn bảo mật của ngành ngân hàng
    Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ mới như AI, blockchain và phát triển dịch vụ tài chính số hóa, giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, ngành tài chính ngân hàng cũng đối mặt với thách thức lớn về bảo mật thông tin.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Gen AI “made in Việt Nam”
    Sự xuất hiện và bùng nổ của AI tạo sinh (Gen AI) trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi khi cho thấy nỗ lực ứng dụng công nghệ này một cách toàn diện từ cấp chính phủ cho tới doanh nghiệp, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới.
  • Kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc
    Kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng đào tạo AI, thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo về ứng dụng AI trong khu vực tư nhân.
Giúp người lao động an tâm và vững tin hơn khi đi làm việc ở nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO