Hà Nội chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục

Đỗ Thêu| 22/07/2022 08:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Với quy mô hơn 2.700 trường học, hơn 2 triệu học sinh và 159.400 cán bộ, giáo viên, ngành giáo dục Hà Nội xác định chuyển đổi số (CĐS) có vai trò rất quan trọng hướng đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo (GD&ĐT), nâng cao hiệu lực, hiệu quả chất lượng giáo dục.

Đồng bộ hiện đại hóa giáo dục

Nhằm hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội, ngay từ 9/2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4098/QĐ-UBND phê duyệt chương trình CĐS thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình bao gồm 1 trong những lĩnh vực quan trọng là CĐS trong giáo dục.

Chương trình CĐS thành phố Hà Nội gắn với mục tiêu xây dựng thành phố Hà Nội phát triển nhanh, bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và nhân lực chất lượng cao; tận dụng hiệu quả cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đem lại để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố "Xanh - Thông minh - Hiện đại với nền tảng CĐS là nền tảng phát triển, ĐMST".

Đối với lĩnh vực giáo dục, Hà Nội xác định CĐS với nhiệm vụ: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, phát triển công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa thông qua hai hình thức phát triển một hệ tri thức phổ thông được cập nhật cùng với kho học liệu mở và phát triển mạng giáo dục Hà Nội trên cơ sở mở rộng và nâng cấp hệ thống quản lý ngành giáo dục điện tử hiện có cho phép kết nối hiệu quả học sinh - giáo viên - phụ huynh - các cơ sở GD&ĐT - các nhà quản lý giáo dục trong một môi trường học thuật và sư phạm.

Đi vào cuộc sống

Trên cơ sở ban hành các văn bản, ngành giáo dục của Hà Nội đã và đang tích cực hiện thực hóa quá trình CĐS trong công tác dạy và học. Theo đó, Hà Nội tiến hành đổi mới nội dung chương trình giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học, nâng cao năng lực tư duy tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng tham gia chủ động vào môi trường công nghệ liên tục phát triển; tăng cường học tập trực tuyến, xây dựng và phát triển kho học liệu mở; đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục theo chuẩn quốc tế đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế và cuộc CMCN lần thứ tư.

Nhờ sự nỗ lực của ngành giáo dục, đến nay, 100% số cơ sở giáo dục phổ thông đã triển khai sử dụng hồ sơ điện tử, sổ điểm, học bạ. Hệ thống sổ liên lạc điện tử được triển khai hiệu quả, cập nhật hằng ngày để chuyển thông tin của học sinh đến phụ huynh thông qua kết nối điện thoại thông minh.

Trong năm 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai hệ thống "Trường học kết nối" trong tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn qua mạng tới tất cả các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Thông qua hệ thống "Trường học kết nối", học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tham gia các hoạt động chuyên môn về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Năm 2020, Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai việc dạy và học thông qua truyền hình, dạy học trực tuyến kết hợp với học qua hệ thống Hanoi Study. Theo đó, chất lượng giáo dục đã được nâng lên.

Tháng 5, 6/2020, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hai đợt khảo sát chất lượng học sinh cho 74.000 học sinh lớp 12 và 104.000 học sinh trung học cơ sở bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Hanoi Study. Kết quả, trên 99,5% số học sinh tham gia làm bài và nộp bài thành công. Các hình thức học tập trực tuyến đã thu hút gần 100% số học sinh các cấp tham gia, góp phần bảo đảm chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo dục Thủ đô, đồng thời tạo ra động lực cho giáo viên, học sinh thích ứng, áp dụng phương thức dạy học trực tuyến mới.

Hà Nội chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục - Ảnh 2.

Hình thức học trực tuyến được áp dụng trong giáo dục giúp khắc phục khó khăn

Đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục cần tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề này, ngành Giáo dục cần xác định CĐS là một nhiệm vụ quan trọng, có tác động lớn đến việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, ngành giáo dục Thủ đô cần nâng cao nhận thức trong hệ thống giáo dục về xu hướng giáo dục thông minh, giáo dục 4.0. Đồng thời, cần cụ thể hóa các mục tiêu đổi mới giáo dục, chất lượng giáo dục, đánh giá hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong việc áp dụng phương pháp dạy học thông minh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng dữ liệu, phát triển kho học liệu mở, nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, tạo tiền đề hướng đến xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo./.

Bài liên quan
  • Hà Nội: Lần đầu tiên trình diễn thiết bị bay không người lái trong đêm giao thừa
    Lần đầu tiên, Hà Nội trình diễn thiết bị bay không người lái (drone) trong đêm giao thừa năm 2025. Đây là thông tin được Ban tổ chức cho biết tại buổi họp báo chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" do Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận Nam Từ Liêm, Công ty Cổ phần giải pháp kinh doanh Corex phối hợp tổ chức chiều 20/1.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO