Hà Nội hỗ trợ hơn 1.133 tỷ đồng chênh lệch học phí năm học 2022 - 2023

Đỗ Thêu| 10/09/2022 11:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh sau 2 năm đại dịch, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, Hà Nội sẽ dùng ngân sách để bù đắp phần chênh lệch tăng so với năm học trước và tiếp tục hỗ trợ 50% học phí cho cả năm học 2022 - 2023 như mức hỗ trợ năm học 2021 - 2022. Dự kiến, tổng mức ngân sách thành phố hỗ trợ năm học 2022 - 2023 hơn 1.133 tỷ đồng.

Giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm

HĐND TP Hà Nội đã thông qua 2 nghị quyết liên quan đến giáo dục, gồm: Nghị quyết về Quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội, năm học 2022 - 2023 và Nghị quyết Quy định cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của Hà Nội, năm học 2022-2023.

Cụ thể, Nghị quyết về Quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội, năm học 2022 - 2023, áp dụng với đối tượng: Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), học viên đang theo học tại cơ sở giáo dục thường xuyên công lập và cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao), cơ sở giáo dục thường xuyên công lập và cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

Theo đó, mức học phí năm học 2022 - 2023 cụ thể như sau: Ở vùng thành thị các bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) đều là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Ở vùng nông thôn, các bậc mầm non, tiểu học, THCS là 100.000 đồng/học sinh/tháng; THPT là 200.000 đồng/học sinh/tháng.

Còn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi các bậc mầm non, tiểu học, THCS là 50.000 đồng/học sinh/tháng; THPT 100.000 đồng/học sinh/tháng. Mức học phí theo hình thức học trực tuyến (online) bằng 75% mức học phí nêu trên.

Theo HĐND TP. Hà Nội, trong bối cảnh sau 2 năm đại dịch, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, thành phố sẽ dùng ngân sách để bù đắp phần chênh lệch tăng so với năm học trước và tiếp tục hỗ trợ 50% học phí cho cả năm học 2022 - 2023 như mức hỗ trợ năm học 2021 - 2022. Dự kiến, tổng mức ngân sách thành phố hỗ trợ năm học 2022 - 2023 hơn 1.133 tỷ đồng.

Nghị quyết mang tính nhân văn, kịp thời

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội sẽ có cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của Hà Nội năm học 2022 - 2023. Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội trên địa bàn các xã miền núi sẽ được hỗ trợ 100% mức thu học phí năm học 2022-2023.

Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông thuộc đối tượng được giảm 70% học phí theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 21/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối ới cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và 50% học phí theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 8 đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của Hà Nội.

Học viên thuộc đối tượng được giảm 70% học phí theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 81. Đối tượng được 50% học phí theo quy định tại Nghị định số 81 đang theo học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội: Được hỗ trợ bằng 100% phần học phí còn lại phải đóng theo mức thu học phí năm học 2022 - 2023.

Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Các đối tượng được giảm 50% học phí: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến kinh phí ngân sách hỗ trợ khoảng hơn 17 tỷ đồng. Các chính sách trên thể hiện sự quan tâm của TP. Hà Nội đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, kịp thời chia sẻ khó khăn đối với người dân trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Nói về 2 Nghị quyết trên, chị Mai Thị Thu Huyền (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: "Đây thực sự là những quyết sách mang tính nhân văn và rất kịp thời của Hà Nội, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Việc chính quyền hỗ trợ một phần học phí giúp các bậc phụ huynh phần nào được giảm bớt gánh nặng về kinh tế, học sinh có nhiều cơ hội để tới trường"./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội hỗ trợ hơn 1.133 tỷ đồng chênh lệch học phí năm học 2022 - 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO