Hà Nội quyết liệt triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ

PV| 09/09/2022 11:02
Theo dõi ICTVietnam trên

TP. Hà Nội đã đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp trong tâm, ban hành chương trình hành động để đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế gắn với việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.

Thực hiện các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế

Ngày 8/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP nhằm quyết tâm thực hiện thành công, toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022. Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo tinh thần chủ đề điều hành "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển" với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo, điều hành của năm 2022.

Hà Nội quyết liệt triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ - Ảnh 1.

Hà Nội tập trung cải thiện môi trường đầu tư năm 2022

Tại TP. Hà Nội, tinh thần quyết tâm phục hồi, phát triển kinh tế trong năm 2022 Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu các cấp, các ngành, các quận, huyện, thị xã quyết tâm kiểm soát dịch bệnh, xây dựng chương trình hành động với các giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế ngay từ những ngày đầu năm 2022.

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn, ngay từ tháng 12/2021, Sở đã yêu cầu các đơn vị tổng kết tình hình thực hiện Chương trình hành động năm 2021 và đôn đốc xây dựng Chương trình hành động năm 2022. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Chương trình hành động của UBND Thành phố, nội dung chủ yếu gồm bối cảnh tình hình năm 2021 và các trọng tâm trong chỉ đạo điều hành năm 2022.

Với tinh thần triển khai ngay từ đầu năm, kết quả về tình hình kinh tế - xã hội được Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Nguyễn Anh Dũng cho biết, thực hiện chỉ đạo, nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, cùng với các chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 19/01/2022 về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; xác định mục tiêu tổng quát năm 2022 là: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; chú trọng phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Tiếp tục thực hiện Năm chủ đề 2022: "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển".

Giải pháp thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ

Theo ông Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn cho biết, Thành phố có trên 170 nhiệm vụ của các cơ quan, sở ngành, địa phương để thực hiện các mục tiêu trọng tâm của năm 2022 gắn với thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ. Hà Nội xác định có 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp triển khai Nghị quyết 01. Trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp về các điểm còn tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ chưa đạt được chỉ tiêu của năm 2021; tập trung xây dựng phương án thích ứng an toàn, kiểu soát hiệu quả dịch COVID-19; đẩy nhanh sự phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo; tiếp tục tăng cường, quản lý và phát triển đô thị, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, tổ chức bộ máy tăng cường kỷ cương hành chính, tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Theo ông Vũ Duy Tuấn, năm 2022, TP. Hà Nội cũng tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm gắn với phát triển kinh tế, tập trung cho tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Năm 2021, Hà Nội đã tổ chức 2 cuộc đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhận được sự phản hồi tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là nội dung trọng tâm trong năm 2022, Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành tập trung cho nội dung này, gắn với cải cách hành chính.

Nội dung trọng tâm thứ hai là thúc đẩy đầu tư công đây cũng là nội dung trọng tâm Chính phủ thúc đẩy và yêu cầu địa phương triển khai quyết liệt trong năm 2022. Tiếp đến nội dung thứ ba là, Hà Nội sẽ thực hiện rà soát phân cấp, gắn với phân quyền, đặc biệt là rà soát các quy chế phân cấp, đẩy mạnh phân quyền theo đúng tinh thần Nghị quyết 01 của Chính phủ. Với các nội dung đã xác định, ông Đỗ Anh Tuấn cho rằng năm 2022 với sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố, sự ủng hộ của người dân, Hà Nội sẽ có những khởi sắc, đạt mục tiêu đề ra của năm.

Đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế

Để triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, trong đó có Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 8/1/2022, UBND TP. Hà Nội đã ban hành chương trình hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Mục tiêu tổng quát năm 2022 của Hà Nội là: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế. Chú trọng phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của người dân.

Thành phố tập trung thực hiện 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội, dự toán thu, chi ngân sách và biên chế hành chính, sự nghiệp; trong đó GRDP tăng từ 7,0%-7,5%; GRDP/người từ 139-141 triệu đồng; vốn đầu tư xã hội tăng 10%. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 chủ động, linh hoạt, hiệu quả. Củng cố hệ thống y tế cơ sở; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân cùng với đảm bảo vaccine và thuốc chữa bệnh COVID-19 nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Hà Nội cũng xác định bám sát tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn quận, huyện, thị xã; trọng tâm là: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; từng bước phục hồi du lịch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả.

Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết 01 của Chính phủ, Hà Nội xác định đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm các cân đối lớn. Tăng cường kỷ luật tài chính, công tác quản lý thu, chống thất thu; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên 311.000 tỷ đồng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; triển khai và quản lý tốt hóa đơn tử, phấn đấu đến hết quý I/2022 có 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ doanh, cá nhân kinh doanh (đủ điều kiện theo quy định) triển khai hóa đơn điện tử

Để thu hút vốn đầu tư phát triển, Hà Nội tập trung cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đơn giản hóa các thủ tục về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng…; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vốn đầu tư phát triển xã hội tăng từ 10% trở lên.

Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại; phục hồi chuỗi cung ứng và đẩy mạnh các đơn hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng từ 5% trở lên. Thúc đẩy tổ chức các hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước./.

Bài liên quan
  • Phát triển kinh tế số ở Đông Nam Á: Cơ hội và thách thức
    Nền kinh tế số Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây nhờ mức độ số hoá, thâm nhập và sử dụng Internet ngày càng gia tăng. Kể từ năm 2016, số người dùng Internet trong khu vực đã tăng gấp đôi ở 6 quốc gia lớn nhất: Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội quyết liệt triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO