Truyền thông

Hà Nội tăng tốc hoàn thành các dự án thuộc 3 lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế để góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Trần Đình Hoạch 09/08/2024 15:32

Giai đoạn 2022 - 2025, ngân sách TP Hà Nội đã bố trí hơn 26.000 tỷ đồng thực hiện 1.218 dự án thuộc 3 lĩnh vực: Văn hóa, y tế, giáo dục. Lãnh đạo HĐND TP Hà Nội đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.

anh-4.1.jpg
Hà Nội tập trung nguồn lực triển khai các dự án thuộc 3 lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hoá.

Nhiệm vụ quan trọng

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo của Thủ đô.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo), tổng số dự án đầu tư cho 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa được cập nhật tại kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố (tháng 7/2024) gồm 1.457 dự án, ngân sách thành phố hỗ trợ 44.056,9 tỷ đồng (đã bao gồm 16 dự án trường THPT do ngân sách cấp huyện bố trí 100% vốn và 4 dự án xã hội hóa đầu tư).

Đến nay, ngân sách thành phố đã bố trí 26.026,7 tỷ đồng thực hiện 1.218 dự án, trong đó dự án cấp thành phố đã bố trí 2.634,7 tỷ đồng với 40 dự án. Đối với dự án hỗ trợ cấp huyện, ngân sách thành phố đã bố trí 23.392 tỷ đồng cho 1.178 dự án (đạt 70% kế hoạch), ngân sách cấp huyện đã bố trí đối ứng 4.205,9 tỷ đồng với 1.153 dự án (đạt 22% kế hoạch).

Theo đánh giá, lĩnh vực y tế các huyện đã tập trung bố trí với tỷ lệ vốn đối ứng cao. Trong khi đó ở lĩnh vực giáo dục, văn hoá di tích các huyện bố trí vốn đối ứng còn thấp.

Về tiến độ thực hiện dự án, đến nay đã phê duyệt chủ trương đầu tư 1.384/1.458 dự án (đạt 95%), đã phê duyệt 1.239/1.458 dự án (đạt 85%), đã khởi công và triển khai xây dựng 855 dự án.

Giai đoạn 2021 - 2023 hoàn thành 366 dự án. Dự kiến năm 2024 hoàn thành 449 dự án. Lũy kế đến hết năm 2024 dự kiến có 815 dự án hoàn thành (đạt 56% số dự án). So với kỳ họp Ban Chỉ đạo Thành phố tháng 4/2024, đã có thêm 27 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư, 28 dự án mới được phê duyệt, 11 dự án mới khởi công.

Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ

Đại diện các quận huyện đều ghi nhận và đánh giá cao việc thành phố hỗ trợ địa phương thực hiện các dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ bố trí vốn đối ứng của các địa phương vẫn đạt thấp, còn một số dự án khó khăn do vướng quy hoạch, giải phóng mặt bằng.

Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương kiến nghị thành phố một số giải pháp, trong đó đề xuất các sở ngành tiếp tục phối hợp với các quận, huyện, thị xã để đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ đối với các dự án trình phê duyệt/điều chỉnh chủ trương đầu tư, phê duyệt/điều chỉnh quy hoạch đảm bảo quy định.

Theo Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên, để hoàn thành kế hoạch đầu tư các dự án đối với 3 lĩnh vực vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt. Vì thế, các đơn vị có dự án điều chỉnh cần khẩn trương báo cáo để UBND thành phố tổng hợp trình HĐND thành phố vào tháng 9 tới đây. Bên cạnh đó, rà soát các công trình dự kiến khởi công khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô bảo đảm chất lượng. Đối với các dự án trường học, các quận, huyện, thị xã cần có dự báo quy mô, tỷ lệ trẻ đến trường với định hướng chung tổng thể trong giai đoạn tới để mang lại hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí.

Nhấn mạnh thời gian triển khai các dự án 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa trong giai đoạn 2022 - 2025 không còn nhiều, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các đơn vị rà soát các dự án cấp thành phố, cấp huyện; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ cụ thể từng dự án với mục tiêu quyết tâm thực hiện hoàn thành kế hoạch đối với 3 lĩnh vực. Qua đó, góp phần hoàn thành các mục tiêu chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội thuộc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố.

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cũng giao UBND thành phố chỉ đạo tập trung rà soát, đánh giá tình hình, khả năng triển khai, hấp thụ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm của 3 lĩnh vực. Đồng thời, xây dựng phương án điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm của cấp thành phố trên cơ sở bảo đảm khả năng huy động nguồn lực của thành phố, tính khả thi trong tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư công, trình HĐND thành phố quyết định tại các kỳ họp chuyên đề, thường lệ cuối năm 2024, bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công.

Đối với các dự án chương trình mục tiêu quốc gia, dự án ngân sách thành phố hỗ trợ mục tiêu cấp huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị các đơn vị căn cứ vào việc rà soát, đánh giá tính khả thi của dự án; đề xuất điều chỉnh mang tính tổng thể của mỗi địa bàn quận, huyện, thị xã, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc ngân sách thành phố hỗ trợ đã được HĐND thành phố quyết nghị.

Trong quá trình thực hiện, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai, thường xuyên rà soát tiến độ, nắm bắt khó khăn vướng mắc để chủ động tìm giải pháp hoặc kịp thời báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố để có hướng xử lý, quyết tâm đạt kết quả cao nhất theo kế hoạch đã đề ra.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • "Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp
    Đề án chuyển đổi số nông nghiệp 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức được mobiAgri hiện thực hóa bằng hành trình xanh mang tên “Chuyến xe nông dân - Cân triệu ha lúa”.
  • ‏Coolmate huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B
    Ngày 30/10, Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
  • Bộ TT&TT phổ biến công cụ RIA cho cán bộ xây dựng văn bản pháp luật
    RIA là công cụ hỗ trợ để “lượng hóa” được những tác động đối với các đối tượng bị điều chỉnh, từ đó hạn chế những quy định kém hiệu quả, giảm tác động xấu đến kinh tế xã hội nói chung cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
  • Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân
    Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
  • Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số để xây dựng xã hội số
    Thực tế cho thấy số lượng cá nhân có chữ ký số so với quy mô dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn dù tỷ lệ này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây. Vì thế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đang trở nên cấp bách để xây dựng xã hội số.
  • Tập trung xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên dữ liệu số
    Tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ số với chủ đề “Đà Nẵng - thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới” mới đây, các nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số, phát triển tài nguyên dữ liệu số, hình thành hệ sinh thái dịch vụ công trực tuyến.
  • Phát triển nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí để thu hút trẻ là “thách thức lớn”
    Nội dung số lành mạnh là một trong những biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận thức, tránh xa mặt tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, để có những sản phẩm nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí và thu hút trẻ là "một thách thức lớn".
  • Bốn nguy cơ an toàn bảo mật của ngành ngân hàng
    Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ mới như AI, blockchain và phát triển dịch vụ tài chính số hóa, giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, ngành tài chính ngân hàng cũng đối mặt với thách thức lớn về bảo mật thông tin.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Gen AI “made in Việt Nam”
    Sự xuất hiện và bùng nổ của AI tạo sinh (Gen AI) trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi khi cho thấy nỗ lực ứng dụng công nghệ này một cách toàn diện từ cấp chính phủ cho tới doanh nghiệp, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới.
  • Kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc
    Kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng đào tạo AI, thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo về ứng dụng AI trong khu vực tư nhân.
Hà Nội tăng tốc hoàn thành các dự án thuộc 3 lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế để góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO